NGÓN TAY CÒ SÚNG( NGÓN TAY BẬT, GẬP): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

www.dalieubacsidungquynhon.com

NGÓN TAY CÒ SÚNG( NGÓN TAY BẬT, GẬP): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

1. Ngón tay cò súng là gì?

Ngón tay cò súng không gây ra những biến chứng nguy hiểm nhiều cho sức khoẻ, nhưng gây hạn chế tầm vận động của ngón tay, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.

Hội chứng ngón tay cò súng hay ngón tay bật, ngón tay gập, kẹt là tình trạng ngón tay của người bệnh bị cứng cố định ở một tư thế (kẹt ở tư thế gập, ngón tay bị kẹt có thể duỗi thẳng ra nhanh chóng tương tự như cò súng).

Ngón tay có thể duỗi thẳng hoặc cong lại được là nhờ hệ thống dây kéo gồm gân gấp và gân duỗi. Khi cong ngón tay, gân gấp sẽ trượt vào bao gân cũng như một loạt các ròng rọc giúp gân gập sát xương. (1)

Tình trạng này chủ yếu tác động tới lớp mô xung quanh gân ngón tay (bao gân), do sự viêm dày của bao gân gấp, làm cho gân bị kẹt khi trượt qua các ròng rọcViêm bao gân ngón tay dẫn tới tình trạng gân không chuyển động trơn tru, khiến ngón tay bị khóa hay kẹt tại chỗ nên còn được gọi là ngón tay bị kẹt.

2. Dấu hiệu bị ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng có thể xuất hiện ở bất kỳ ngón tay trên bàn tay nào, và có thể ảnh hưởng đến nhiều ngón tay một lúc. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ngón tay bật nhẹ không gây đau hay chỉ là cảm giác khó chịu khi cử động ngón tay.

Theo thời gian, bệnh tiến triển sẽ làm xuất hiện triệu chứng bật, âm thanh bật, ấn đau ở khớp bàn ngón tay hay liên đốt gần ở phía lòng bàn tay.

Người bị ngón tay cò súng thường có những triệu chứng như:

  • Khi vận động, ngón tay thường bị cố định, kẹt hay khóa ở tư thế gập. Lúc này, cần có sự trợ giúp thì mới có thể kéo thẳng hay bẻ ngón tay về vị trí cũ
  • Bị đau ở trên vùng gân, thường đau nặng hơn khi vận động, sưng cũng có thể xuất hiện
  • Người lớn thường kẹt ở các ngón giữa, trong khi trẻ em bị ngón tay cò súng thường xảy ra ở ngón cái.
  • Đây là dấu hiệu đặc trưng cua bệnh  ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay bật, lúc đầu chỉ bị vào buổi sáng sớm lúc ngủ dây, sau vai giờ cử động thì sẽ duỗi ra được , về lâu dài do viêm nhiễm bao gân nặng có thể sẽ bị luôn mà không duỗi ra được sau vài giờ cử động nữa.

Tình trạng ngón tay cò súng được chia thành 4 cấp độ, cụ thể:

  • Cấp độ 1: Người bệnh bị đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc, gân gấp của ngón tay
  • Cấp độ 2: Xuất hiện triệu chứng vướng ngón tay
  • Cấp độ 3: Ngón tay của người bệnh bị khóa, chỉ có thể cử động thụ động, thường gặp nhất cấp độ này.
  • Cấp độ 4: Ngón tay bị khóa cố định, không thể cử động

Khi gặp phải các triệu chứng của ngón tay cò súng, người bệnh nên nhanh chóng đi tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị sớm sẽ giúp nâng cao khả năng phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.



3. Nguyên nhân gây hội chứng ngón tay cò súng

Thông thường, ngón tay có thể duỗi thẳng hay cong lại được là bởi hệ thống dây kéo, gồm gân gấp, gân duỗi. Khi cong ngón tay, gân gấp sẽ trượt vào bao gân cũng như một loạt những ròng rọc hỗ trợ gân gập sát xương. (2)

Ở người bị ngón tay cò súng, vì một lý do nào đó bao gân gấp bị viêm, thu hẹp, co thắt, gây hạn chế đến chuyển động của gân. Trong một số trường hợp, gân bị kẹt trước ròng rọc A1. Tình trạng này làm ngón tay bị co lại, không thể duỗi thẳng ra được. Khi cố gắng duỗi ra, chỗ bao gân hẹp thường phát ra tiếng CỤP và có thể  gây đau cho người bệnh.

Nếu trì hoãn điều trị tình trạng viêm, vị trí ảnh hưởng có khả năng bị xơ hóa, dẫn tới hình thành nốt, không đau nữa mà chỉ gây kẹt khi vận động.

Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng ngón tay cò súng như:

  • Nữ giới nguy cơ cao gặp phải, nhất là người trên 40 tuổi, người mắc bệnh liên quan (hội chứng ống cổ tay)
  • Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay trong 6 tháng đầu
  • Hội chứng co thắt Dupuytren (co rút do xơ dày cân gan bàn tay) có nguy cơ dẫn tới tình trạng ngón tay cò súng. Hội chứng này khiến các mô liên kết trong lòng bàn tay dày lên, làm một hay nhiều ngón tay co vào lòng bàn tay.
  • Người mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp… xảy ra trong thời gian dài, cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh gút: Đây là một loại viêm khớp khiến những tinh thể urat hình thành bên trong và xung quanh các khớp, dẫn tới tình trạng viêm sưng ở những khớp ảnh hưởng.
  • Amyloidosis: Tình trạng một protein bất thường (amyloid) tích tụ tại những cơ quan trong cơ thể, có khả năng gây biến chứng lên những ngón tay.
  • Tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp): Khi tuyến giáp sản xuất không đủ một số hormone nhất định, sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ngón tay cò súng.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi ngón tay bị sưng viêm, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp BS để được thăm khám, có biện pháp xử trí kịp thời. Bởi đây để lâu có thể gây nhiễm trùng bao gân và sẽ không chữa khỏi nưa, vì cũng bệnh này nhưng nếu đến BS khám và chữa sớm có thể khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, khi bị cứng, tê hoặc đau khớp ngón tay hoặc không thể duỗi thẳng hay gập ngón tay, nhất là buổi sáng thức dậy ngón tay gập lại không duỗi ra được, phải lấy tay còn lại cẩm ngón tay bị bệnh kéo tháng ra thì mới duổi ra được, và trong quá trình này ta có thể nghe có tiếng kêu < cụp>;  bệnh nhân cũng nên đi khám càng sớm càng tốt, để có hướng can thiệp phù hợp, ngăn ngừa các tiến triển nặng, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đời sống.

5. Biến chứng có thể gặp phải

Ở phần lớn trường hợp, tình trạng ngón tay cò súng chỉ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh, ít khi xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị, căn bệnh này có nguy cơ khiến ngón tay bị co vĩnh viễn (cứng khớp). Tình trạng này có thể gây khó khăn, bất tiện cho bệnh nhân khi thực hiện các công việc hằng ngày.

6.       Phương pháp chẩn đoán ngón tay cò súng

Thông thường, khi chẩn đoán ngón tay bật, bác sĩ hiếm khi yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang hoặc thực hiện những xét nghiệm khác. Thông thường thăm khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán tình trạng mắc bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định làm xquang, siêu âm hoặc các xét nghiệm khác để khảo sát thêm nguyên nhân hoặc bệnh lý kèm theo.

7. Ngón tay cò súng điều trị như thế nào?

Cách chữa ngón tay cò súng sẽ được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng và thời gian xuất hiện bệnh ở mỗi người bệnh, gồm những phương pháp điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật. Phần lớn đều không cần điều trị phẫu thuật, đặc biệt ở người bệnh chưa xuất hiện biến chứng hay triệu chứng vừa xuất hiện trong thời gian ngắn.

Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ngón tay cò súng gồm:

7.1. Thuốc

Các loại thuốc chống viêm không steroid  có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm sưng do co thắt bao gân hay kẹt gân. Uống Thuốc chỉ có tác dụng chống viêm , giảm đau tạm thời, không điều trị khỏi hoàn toàn

7.2. Trị liệu : các phương pháp vật lý trị liệu cũng chỉ có tác dụng giảm nhẹ

7.3. Thủ thuật tiêm trong bao gân :

BS cần xác đinh điểm viêm của bao gân ngón tay bằng cách sờ nắn tìm điểm đau và kinh nghiệm cua BS. Tiêm thuốc vào gần hay vào vỏ bao gân có tác dụng giảm viêm. Đây là phương pháp điều trị phổ biến, thường mang lại hiệu quả trong một năm hoặc có thể khỏi nhiều năm tuỳ thuộc vào từng người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần thực hiện phương pháp này nhiều lần. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, việc tiêm thuộc vào bao gân cần cân nhắc kỹ vì thường kém hiệu quả.

7.4.Phẫu thuật ngón tay cò súng: Bác sĩ sẽ thông qua vết rạch nhỏ gần gốc ngón tay bị ảnh hưởng để cắt bỏ phần bị co thắt ở vỏ bao gân.

8. Phương pháp phòng ngừa ngón tay cò súng

Việc phòng tránh tình trạng ngón tay cò súng thường bắt đầu bằng việc phòng tránh nguyên nhân và yếu tố gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này bằng các việc cụ thể sau;

  • Hạn chế thực hiện những hoạt động nắm chặt hay véo lặp đi lặp lại ở những ngón tay
  • Lót đệm những vật cứng và dụng cụ chuyên dụng quanh ngón tay nhằm tránh bị kẹp chặt
  • Hạn chế dùng thiết bị, đồ vật rung lắc mạnh
  • Hạn chế tiếp xúc và làm việc trong thời gian dài với những công việc yêu cầu dùng nhiều đến ngón tay, cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động cho tay
  • Thường xuyên thực hiện những bài tập giúp tay linh hoạt hơn
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc chấn thương ở tay.

Khi xuất hiện những triệu chứng ngón tay cò súng, người bệnh nên nhanh chóng đi đến Gặp BS để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, từ đó có hướng xử trí phù hợp. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đời sống của người bệnh.

Nếu ai bị như trên có nhu cầu tư vấn và điều trị hãy liên lạc với BS HOA TẤN DŨNG qua ĐT/ ZALO 0934994650- 0983045356

Nguồn tham khảo

1.     Seed, S. (2023, November 29). Trigger finger. WebMD. https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/trigger-finger

  1. Professional, C. C. M. (n.d.). Trigger finger. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7080-trigger-fingerTrigger finger – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic. (2022, December
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trigger-finger/diagnosis-treatment/drc-20365148
  3. Trigger Finger: What is? Symptoms, Causes, & Treatment | The Hand Society. (n.d.). https://www.assh.org/handcare/condition/trigger-finger

 

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

570279
Hôm nay :Hôm nay :16
Hôm qua :Hôm qua :58
Trong tuần :Trong tuần :174
Trong tháng :Trong tháng :621
Tổng truy cập :Tổng truy cập :570279
LỊCH