BỆNH NẤM TÓC

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH RỤNG TÓC

BỆNH NẤM TÓC

Hoa Tấn Dũng . tháng 01/2015

 

1. Đại cương: Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm nên rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển. Các bệnh nấm ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nấm gây các bệnh ở da, tóc, móng và niêm mạc được gọi là bệnh nấm nông. Nấm gây bệnh ở tóc chủ yếu do hai loại nấm sợi là Trichophyton và Microsporum. Các loại nấm tóc gồm nhiều loại khác nhau và có tỷ lệ mắc khác nhau tuỳ từng vùng.

Bệnh nấm tóc nếu không đuợc điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

2. Lâm sàng: Có nhiều cách phân loại bệnh nấm tóc.

-  Phân loại theo nguyên nhân như: nấm tóc do microsporum gây trụi tóc mảng lớn, nấm tóc do trichophyton gây trụi tóc từng mảng nhỏ, nấm tóc Favus, nấm tổ ong( kerion de Cels)…

- Một cách phân loại theo hình thái lâm sàng thì nấm tóc có thể được chia làm 2  loại  như sau:

2.1. Bệnh nấm tóc khô:


- Nguyên nhân : Bệnh thường do nấm Microsporum gây nên, hay gặp là chủng loại Microsporum canis, tiếp theo đó là Mycobacterium ferrugineum.

-  Triệu chứng cư năng: thường làm cho bệnh nhân ngứa, có thế ngứa rất nhiều.

- Lâm sàng:  Các loại nấm này làm tổn thương với vài  đốm da bị rụng tóc, mỗi đốm có đường kính rộng khoảng vài centimét. Da đầu ở nơi tóc bị rụng có màu xám vảy da và tóc bị gãy sát với da đầu. Khi chiếu đèn ánh sáng cực tím như đèn Wood, thấy các sợi tóc bị nấm ký sinh sẽ phát quang màu xanh. Nếu bị nhiễm giống nấm ưa thích ký sinh ở người thì ít khi da đầu bị tổn thương nhưng nếu bị nhiễm giống nấm từ động vật thì da đầu có thể bị viêm nhưng không nung mủ. Thể bệnh nấm tóc khô thường xảy ra ở trẻ em từ 1 - 12 tuổi, ít gặp ở người lớn.

Sau khi xử lý sợi tóc trong dung dịch KOH và quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy bên trong sợi tóc có nhiều sợi tơ nấm và quanh sợi tóc có một lớp bào tử nhỏ có đường kính khoảng 2µm.

2.2. Bệnh nấm tóc sinh mủ:

2.2.1. Nấm tóc của Favus:

- Nguyên nhân: do Trichophyton schoenleini.

- Lâm sàng: Chấm đỏ trên phủ vảy tiết vàng, giữa tổn thương lõm xuống, các chấm này liên kết thành mảng lớn. tóc thường không rụng nhưng khô tóc.

- Chiếu đèn wood phát màu huỳnh quang.

2.2.2. Nấm tổ ong ( kerion de Cels)


- Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là loại nấm Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton verrucosum. Đây là các giống nấm ưa thích ký sinh ở động vật. người bị bệnh thường do bị lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp từ động vật sang người . - Triệu chứng cơ năng: Đầu tiên bệnh nhân thấy ngứa sau khi sinh mủ thì bệnh nhân thấy ít ngứa hơn nhưng hơi đau.

- Lâm sàng: Bệnh khởi đầu bằng nổi lên một mảng da đỏ có vảy, hình tròn. Mảng da này nhanh chóng sưng lên, đỏ, sinh mủ rồi tóc rụng đi, lỗ chân tóc nở rộng và từ đó mủ chảy ra, hiện tượng này là do hậu quả phản ứng quá mức của cơ thể.

- Bệnh nấm tóc sinh mủ không gây sốt, ít đau nhưng ở một số trường hợp có biểu hiện gây nổi hạch sau hoặc trước tuyến mang tai, dễ nhầm với quai bị.

- Vị trị tổn thương có khả năng định vị ở một số nơi có lông và tóc nên có thể gặp ở vùng râu cằm, râu mép.

-  Khi chiếu đèn wood không phát màu huỳnh quang.

-  Xét nghiệm: có thể thấy tóc bị nấm ký sinh có bào tử nấm cả bên trong lẫn bên ngoài sợi tóc. Loại bào tử nấm Trichophyton mentagrophytes nhỏ, có kích thước khoảng 2µm; còn loại bào tử nấm Trichophyton verrucosum có kích thước lớn hơn khoảng 6µm.

Bệnh nấm tóc Kerion de Cels khác với bệnh nấm tóc khô, chúng có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.

3. Điều trị:

Điều trị bệnh nấm tóc cần phải thực hiện cùng một lúc 3 vấn đề là uống thuốc chống nấm toàn thân, bôi thuốc hay gội đầu với thuốc chống nấm tại chỗ và giữ gìn tóc khô ráo trong sinh hoạt hàng ngày.

Thuốc uống chống nấm toàn thân thường dùng gồm các loại griseofulvin, itraconazol, fluconazol, terbinafin.

3.1. Người lớn :

-         Fluconazol: 6 mg/kg/ ngày * 6 tuần.

-         Griseofunvin: 20 mg/kg/ ngày* 6-8 tuần.

-         Itraconazol: 5 mg/kg/ ngày * 4-8 tuần

-         Terbinafin: 250 mg/ ngày/ * 2-4 tuần.

3.2. Trẻ em :

-         Fluconazol: 6 mg/kg/ ngày * 6 tuần.

-         Griseofunvin: 20-25 mg/kg/ ngày* 6-8 tuần.

-         Itraconazol: 3- 5 mg/kg/ ngày * 4-8 tuần

-         Terbinafin: 62,5 mg/ ngày/ nếu nặng < 20kg; 125 mg/ ngày nếu nặng 20-40 kg; 250 mg/ ngày nếu nặng hơn 40 kg  * 2-6 tuần.

 

Thuốc bôi chống nấm tại chỗ thường dùng gồm dung dịch BSI, kem nizoral, kem clotrimazol, kem griseofulvin, kem ketoconazol, Terbinafine .. nhưng các thuốc bôi tại chỗ ít tác dụng vì nấm theo sợi tóc ăn xuống sâu dưới da.

- Riêng đối với bệnh nấm tóc sinh mủ hay nấm tổ ong (Kérion de Celse) phải chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như các loại dung dịch màu castelani, BSI, Milian…, phối hợp với bôi thuốc chống nấm;

- Nếu nhiễm khuẩn nặng sinh mủ nhiều có thể cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn và chống nấm đường toàn thân, trong trường hợp viêm phù nề nhiều có thể dùng corticosteroid liều 1 mg/ kg / ngày  khoảng 5-7 ngày.

4. Phòng bệnh:

Phòng bệnh nấm tóc bằng cách không nên gội đầu quá nhiều đối với các chất gội đầu có độ tẩy gàu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu, phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về. Một điều cần chú ý là không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu làm cho tóc bị ẩm, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tóc phát triển gây bệnh.

- Không nên dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu của người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

- Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám  chuyên khoa Da liễu. Việc tự ý bôi thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên nặng thêm.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh nấm  tóc có thể chữa khỏi.

Nấm tóc là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác, nên cần lưu ý để phòng tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình như không dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, mặc chung quần áo, ngủ chung khi bị bệnh.

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

568686
Hôm nay :Hôm nay :1
Hôm qua :Hôm qua :82
Trong tuần :Trong tuần :159
Trong tháng :Trong tháng :966
Tổng truy cập :Tổng truy cập :568686
LỊCH