NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ Vitamin C

www.dalieubacsidungquynhon.com

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ Vitamin C

Sưu tầm và tổng hợp

 

L-Ascorbic acid.svg

L-ascorbic-acid-3D-balls.png

 

Bs Hoa Tấn Dũng

1. Nguồn gốc

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel,rau cải, cà chua, xà lách xoong, cam, quýt, chanh, … Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng có hàm lượng vitamin C cao hơn.

2. Rối loạn liên quan đến vitamin C

2.1. Thiếu vitamin C

  • Không như hầu hết các loài động vật khác, cơ thể người không thể tự sản xuất vitamin C. Thiếu hụt vitamin C sẽ gây ra bệnh scorbus (scurvy). Các triệu chứng kinh điển của bệnh này gồm :
  • Người lớn: viêm lợi, chảy máu chân răng; tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không điều trị có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim.
  • Trẻ còn bú: thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới mằng xương, nhất là chi dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành.
  • Dễ bị nhiễm trùng, hysteriatrầm cảm.

2.2. Thừa vitamin C

Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng nếu dùng liều cao lâu ngày, có thể tạo sỏi oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành acid oxalic), hoặc sỏi thận urat, có khi cả hai loại sỏi trên; có thể đi lỏng, rối loạn tiêu hóa; giảm độ bền hồng cầu.

Dùng vitamin C liều cao kéo dài ở thai phụ gây tăng nhu cầu bất thường về vitamin C ở thai (vì vitamin C qua rau thai).

3. Cơ chế tác dụng

Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic; đây là phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch, qua đó Vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố (cofactor), tham gia vào nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như:

  • Hydroxyl hóa,
  • Amid hóa;
  • Làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin (trong tổng hợp collagen);
  • Giúp chuyển acid folic thành acid folinic trong tổng hợp carnitin;
  • Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom (cytochrom P450) gan;
  • Giúp dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin;
  • Giúp dễ hấp thu sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày, để rồi dễ hấp thụ ở ruột.
  • Ở mô, Vitamin C giúp tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành phần hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch.
  • Trong thiên nhiên, Vitamin C có mặt cùng vitamin P (vitamin C2). Vitamin P lại có tính chống oxy hóa, nên bảo vệ được Vitamin C; hơn nữa Vitamin P còn hiệp đồng với Vitamin C để làm bền vững thành mạch, tăng tạo collagen, ức chế hyaluronidase và cùng Vitamin C, Vitamin E, β-caroten và selen, tham gia thanh thải gốc tự do có hại trong cơ thể.

4. Lợi ích từ vitamin C

- Chức năng chủ yếu của vitamin C là sự sản xuất collagen, một protein chính của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C giúp nối kết một phần của phân tử amino acid proline để hình thành hydroxyproline. Kết quả là, sự cấu trúc nên collagen rất ổn định. Collagen không những là một protein rất quan trọng trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau (mô liên kết, sụn khớp, dây chằng, vv..), vitamin C còn hết sức cần thiết cho sự lành vết thương, sự mạnh khỏe của nướu răng, và ngăn ngừa các mảng bầm ở da. Vitamin C còn có chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng.

- Chức năng miễn dịch : Vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị cảm cúm thông thường. Vitamin C đóng một vai trò thiết yếu trong nhiều cơ chế miễn dịch. Sự nhiễm trùng nhanh chóng làm suy giảm lượng dự trữ Vitamin C trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, và thiếu hụt Vitamin C. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa trong môi trường nước của cơ thể – cả nội bào lẫn ngoại bào. Vitamin C cũng hoạt động cùng với các enzyme chống oxy hóa khác như glutathione peroxidadase, catalase, và superoxide dismutase. Vitamin C còn hỗ trợ cho Vitamin E trong vai trò chống oxy hóa trong cơ thể, do vậy tăng cường hiệu lực của Vitamin E.

- Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy Vitamin C duy trì nồng độ glutathione hồng cầu . Với liều 500 mg mỗi ngày, Vitamin C đảm bảo duy trì nồng độ phù hợp glutathione hồng cầu, giúp cơ thể ngăn ngừa hậu quả vỡ hồng cầu, giảm chức năng bạch cầu, thoái hóa mô thần kinh do thiếu hụt glutathione .

5. Ứng dụng lâm sàng

Đã có hàng loạt nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trên lâm sàng và trong cộng đồng chứng tỏ tính hữu ích khi sử dụng vitamin C qua rất nhiều cách: giảm tỷ lệ ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống ô nhiễm và thuốc lá, thúc đẩy quá trình hàn gắn vết thương, tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu còn cho thấy sử dụng vitamin C hữu ích cho rất nhiều tình trạng sức khỏe của cơ thể nhờ đặc tính chống oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch của nó. Do đó, vitamin C là một thành phần quan trọng không thể thiếu của hầu hết các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và mọi chương trình dinh dưỡng khác. Phòng và chữa bệnh scorbut, các chứng chảy máu do thiếu vitamin C, tăng sức đề kháng trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc, mệt mỏi, thai nghén, thiếu máu, dị ứng, người nghiện thuốc nghiện rượu.

6. Liều dùng:

Liều điều trị bệnh từ 1 – 2 gam / ngày và có thể dùng trừ 1 – 2 tháng tùy vào sự cấn thiết từng bệnh. Có thể dùng loại tiêm hay uống đều được.

Liều phòng bệnh 250 mg – 500 mg / ngày .

 

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

570273
Hôm nay :Hôm nay :10
Hôm qua :Hôm qua :58
Trong tuần :Trong tuần :168
Trong tháng :Trong tháng :615
Tổng truy cập :Tổng truy cập :570273
LỊCH