VITAMIN C VÀ BỆNH UNG THƯ

www.dalieubacsidungquynhon.com

VITAMIN C VÀ BỆNH UNG THƯ

Sưu tầm và tổng hợp

Bs Hoa Tấn Dũng

1. Ngăn ngừa ung thư

Vitamin C đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong bảo vệ cơ thể chống ung thư, bao gồm hoạt động chống oxy hóa và bảo vệ cấu trúc tế bào (gồm DNA) tránh các tổn thương. Vitamin C cũng giúp cơ thể đương đầu với ô nhiễm môi trường, tăng cường chức năng miễn dịch, ức chế sự hình thành các hợp chất sinh ung trong cơ thể.

Các bằng chứng dịch tễ học về vai trò bảo vệ cơ thể chống ung thư của vitamin C là không thể chối cãi. Vitamin C thực sự làm giảm nguy cơ của tất cả các dạng ung thư, gồm ung thư phổi, đại tràng, ung thư vú, cổ tử cung, thực quản, khoang miệng, và ung thư tụy. Hàu hết các nghiên cứu này tập trung vào khả năng ngăn ngừa ung thư của vitamin C, carotene hay những dưỡng chất tương tự trong thực phẩm mà ít chú ý đến các chế phẩm bổ sung.

2. Ung thư phổi

Trong nhiều nghiên cứu về vai trò chống ung thư phổi của Vitamin C cho thấy giảm nguy cơ ung thư với liều cao. Trong 9 nghiên cứu thì 5 trong số này kết quả khá rõ ràng, và 4 trong đó chứng minh rằng Vitamin C hữu hiệu hơn cả beta-carotene. Gladys Block, một tác giả đi tiên phong trong phong trào sử dụng chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư tại Mỹ, đã viết rằng: ”Những nghiên cứu gần đây cho thấy Vitamin C là một yếu tố bảo vệ chống ung thư phổi độc lập và hữu hiệu còn hơn cả beta-carotene như đã từng đề cập trước đây”.

3. Ung thư miệng, thực quản và dạ dày

Nhiều nghiên cứu về ung thư cho biết những người ăn ít nhất vitamin C hàng ngày có nguy cơ ung thư vòm miệng cao gấp 2 lần so với người ăn nhiều nhất. Kết quả cũng tương tự trên ung thư thực quản. Trong khi đó 16/16 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều vitamin C hàng ngày có hiệu quả đáng kể trong bảo vệ chống ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày có liên quan mật thiết với một số hợp chất sinh ung được biết như Nitrosamine là chất sinh ra nhiều khi ăn các dạng thịt hun khói. Vitamin C ức chế đáng kể sự hình thành nitrosamine.

Một phân tích hồi cứu về vai trò của các yếu tố dinh dưỡng trên ung thư vú kết luận rằng “Vitamin C là một yếu tố bảo vệ hữu hiệu nhất giúp cơ thể chống lại các yếu tố nguy cơ ung thư vú”. Nồng độ vitamin C còn quan trọng hơn cả acid béo bão hòa, beta-carotene và vitamin E.

4. Ung thư cổ tử cung

Nguy cơ bị ung thư CTC tăng lên đột ngột khi lượng Vitamin C nhập vào giảm sút. Phụ nữ ăn vào ít hơn 88 mg Vitamin C mỗi ngày có nguy cơ ung thư CTC cao gấp 4 lần so với những người ăn vào nhiều hơn. Những trường hợp loạn sản CTC (một dạng tiền ung thư) và ung thư biểu mô tại chỗ có lượng nhập và nồng độ Vitamin C máu thấp hơn những phụ nữ CTC bình thường. Như vậy sự nhập Vitamin C không đầy đủ là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với loạn sản CTC và ung thư biểu mô tại chỗ CTC.

5. Ung thư tụy

Nhiều nghiên cứu chứng tỏ nhập người dùng nhiều Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tụy tạng. Nguy cơ ung thư này tăng gấp 2,6 lần ở những người nhập ít hơn 70 mg Vitamin C mỗi ngày so với những người nhập nhiều hơn 250 mg/ngày.

6. Ung thư đại tràng

Vai trò bảo vệ của Vitamin C trong ung thư đại tràng được chứng minh qua 6/8 nghiên cứu của các tác giả tại Viện Ung Thư học Quốc gia Hoa Kỳ, hầu hết làm giảm nguy cơ 2 lần. Theo Viện Ung Thư học Quốc gia Hoa Kỳ, Vitamin C còn làm giảm sự hình thành các hợp chất sinh ung do vi khuẩn ở đại tràng tạo ra.

7. Vai trò vitamin C trong Điều trị ung thư

Xu hướng chung của điều trị ung thư rất khó chấp nhận việc sử dụng vitamin C và các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng tương tự. Năm 1976, Bác sĩ Linus Pauling, một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 với 2 lần đoạt giải Nobel, đã đưa Vitamin C lên vũ đài khoa học khi báo cáo kết quả nghiên cứu của ông cùng với Bác sĩ Ewan Cameron. Pauling và Cameron đã cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sử dụng Vitamin C 10 g/ngày. 16 trong số 100 bệnh nhân này đã sống sót sau hơn 1 năm.

Tiếp sau đó, Cameron đã thực hiện một nghiên cứu tương tự trên một mẫu lớn hơn, 1826 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. 294 bệnh nhân được dùng Vitamin C liều cao (10 g/ngày). 1532 bệnh nhân còn lại xem như nhóm chứng. Kết quả phân tích cho thấy những bệnh nhân được sử dụng acid ascorbic có thời gian sống thêm gấp đôi so với nhóm chứng (343 ngày so với 180 ngày). Do vậy việc sử dụng Vitamin C trong ung thư là có lợi, trước hết vì nó bù đắp vào nồng độ bị thiếu hụt trên những bệnh nhân này, đồng thời nó còn làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

 

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

571306
Hôm nay :Hôm nay :54
Hôm qua :Hôm qua :52
Trong tuần :Trong tuần :431
Trong tháng :Trong tháng :1648
Tổng truy cập :Tổng truy cập :571306
LỊCH