VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI LÀN DA

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH DA

VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI LÀN DA

Hoa Tấn Dũng, tháng 12/2018

  1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRÊN TẾ BÀO DA

Tế bào da cũng có thành phần cấu tạo là nước. Nếu thiếu nước các tế bào sẽ hoạt động không tốt, khiến cơ thể mệt mỏi và có biểu hiện mất nước mà dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất là khô môi. Nước vào cơ thể sẽ được dẫn tới các cơ quan khác trước khi đến da. Việc giữ nước cho cơ thể một cách đúng đắn sẽ làm giảm đi việc mất nước và ngăn ngừa được sự xuất hiện các nếp nhăn, cũng như sự tổn hại khác cho làn da .

Da chứa 9% nước trong cơ thể, nước có vai trò quan trọng trong việc giúp da luôn mềm mại, loại bỏ các chất độc do các phản ứng hóa sinh trong cơ thể tạo ra. Khi thiếu nước cơ thể sẽ sử dụng chất lỏng dự trử và đồng thời sẽ làm cho da trở nên khô. Qúa trình cung cấp nước cho da phụ thuộc vào lượng nước cân bằng trong cơ thể. Mất nước sẽ làm cho da khô trầm trọng hơn do giảm độ ẩm ở da. Đối với người già thường dễ bị mất nước hơn vì cảm giác khác nước bị suy giảm theo tuổi tác. Trình trạng thiếu độ ẩm có những biểu hiện khác nhau từ khô da, tróc vảy, vết nứt nhỏ hoặc có thể  nổi nhiều mẩn đỏ trên da, viêm da, căng da , ngứa và xót. Khi hàm lượng nước ở lớp sừng giảm xuống 10% lượng nước ở da so với giá trị bình thường là 15% da trở nên thô ráp, xỉn màu, thâm nám và suy giảm sức để kháng. Da khô do thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng biểu bì, tăng đáp ứng viêm. Nhưng nếu da quá ẩm, tiếp xúc nhiều với nước và lâu ngày dễ gây viêm da kích ứng và mất nước ngược khi chúng ta ngưng việc tiếp xúc với nước do kéo theo sự mất nước tế bào từ sự bốc hơi hay gọi là mất nước xuyên biểu bì. Sự mất nước xuyên biểu bì xảy ra cao nhất là da trắng , rồi da vàng và cuối cùng là da đen. Giữa các vùng da trên cơ thể cũng có sự mất nước khác nhau: cao nhất là lòng bàn tay, kế đến lòng bàn chân, trán, các vùng da khác khác nhau không đáng kể. lớp sừng chứa 10-15% lượng nước ở da, lượng nước này phụ thuộc vào 4 yếu tố:

  • Lượng nước cung cấp từ những mô sống các lớp bên dưới da.
  • Lượng nước được đào thải qua quá trình bốc hơi nước tại lớp biểu bì.
  • Khả năng lưu giữ nước của lớp sừng.
  • Sự khuếch tán thụ động của hơi nước qua lớp biểu bì, phụ thuộc vào gradient nồng độ nước giữa 2 bên lớp sừng.

Lớp sừng cấu tạo gồm các tế bào sừng giàu protein, các tế bào ở khoảng gian bào giàu lipid, tế bào sừng chứa một yếu tố tan trong nước chính là các chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nước là yếu tố làm mềm dẻo lớp sừng, tránh cho da không bị khô, rạn nứt, bong tróc.

Khi hàm lượng chứa ở lớp sừng dưới 10% nước được giữ chặt tại đầu phân cực của protein hoặc trong khoảng gian bào làm cho da mất đi độ mềm mại, khi lượng nước trên 10% nước sẽ liên kết hydro với protein và khi cao trên 40% nước sẽ có tính linh động cao giúp cho da tự điều chỉnh độ ẩm tốt nhất cho da tạo cho da đàn hồi tốt nhất. sự tiết mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong sự hydrat hóa lớp sừng, lớp lipid trên bề mặt da được tiết ra từ mồ hôi và bã nhờn sẽ hình thành nhũ tương với nước, giúp giữ nước cho bề mặt da đóng vai trò rất quan trọng trong cân bằng nội môi lớp sừng.

  1. CHUYỂN HÓA NƯỚC TRONG CƠ THỂ

2.1.Hấp thu :

Thông qua hệ tiêu hóa nước được hấp thu vào hệ tuần hoàn và được đưa đến từng tế bào, tốc độ hấp thu nước rất nhanh, chỉ 5 phút sau khi uống thì nước đã được phân bố đến huyết tương để vận chuyển đến tế bào máu. Nước được vận chuyển thụ động từ thành ruột vào huyết tương theo chiều gradient nồng độ. Sau đó nước được vận chuyển theo hệ tuần hoàn, cung cấp nước đến các tế bào và dịch kẽ, rồi nước được di chuyển tự do trong khoảng gian bào và di chuyển qua màng tế bào.

2.2.Sự vận chuyển nước:

Nước và muối ở các khu vực khác nhau của cơ thể luôn được trao đổi và phụ thuộc nhiều yếu tố, nhờ có sự trao đổi nước và muối giữa các khu vực mà nước và muối được hấp thu từ ống tiêu hóa vào huyết tương dễ dàng qua thành mạch và dịch gian bào, rồi qua màng tế bào vào bên trong tế bào. Như vậy, cùng với nước, các chất dinh dưỡng cũng được đưa đến tế bào để sử dụng thông qua cơ chế này. Đồng thời lại có quá trình vận chuyển nước từ trong tế bào ra dịch gian bào rồi vào huyết tương, sau đó nước được vận chuyển đến các cơ quan bài tiết theo hệ tuần hoàn để thải ra ngoài cùng các chất cặn bã khác.

2.3.Phân bố nước ở các mô trong cơ thể.

Mô mỡ 10%, mô xương 22%, mô gan 68%, da 72%, thận 83%, phổi 79%, tim 79%, não 75%.

2.4.Đào thải nước.

Thoát qua phân: lượng nước thoát qua đường này tương đối nhỏ, khoảng 200 ml/ ngày trong điều kiện bình thường.

Thoát qua da và mồ hôi: lượng nước bài tiết qua đường này thay đổi tùy theo người vận động ít hay nhiều, môi trừơng nóng hay mát mẻ. tiết mồ hôi ảnh hưởng rất qua trọng đối với cân bằng nước trong cơ thể.  Mồ hôi được sản xuất ở lớp trung bì của tuyến mồ hôi, mồ hôi có thành phần nước chiếm 99%, PH từ 5-7, khoảng 0,5%  khoáng chất và 0,5 % là chất hữu cơ.

Thoát qua đường tiểu: đây là con đường thoát nước nhiều nhất trên cơ thể người bình thường. lượng nước tiểu cũng thay đổi lớn có thể từ 500 ml cho đến trên vài lít mỗi ngày.

Ngoài ra nước trong cơ thể còn đào thải qua đường thở. Người bình thường thì lượng nước mất qua đường thở không nhiều, nhưng đối với người khó thở nhanh nông do bệnh, hay các vận động viên thì lượng nước thoát qua đường thở rất đáng kể.

  1. CHẾ ĐỘ UỐNG NƯỚC HÀNG NGÀY

3.1.Người bình thường:

Có nhiều ý nghiên cứu chỉ ra rằng tùy theo nam hay nữ, lao đông chân tay hay lao động nhẹ nhàng, lao động ngoài trời hay trong mát, vận động viên hay hoạt động vừa sức…. lượng nước uống hàng ngày dao động từ 2 lít đến 4,5 lít, nghĩa là tối thiểu nhất là 2 lít nước uống cho 01 ngày đối với người lớn khỏe mạnh là phương án tối ưu để cơ thể đủ nước. nhưng nếu uống quá nhiều hàng ngày sẽ làm tăng thể tích máu toàn phần, gây gánh cho tim và mạch máu và kể cả thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng nước dư thừa ra khỏi hệ thống tuần hoàn cơ thể. Chính vì vậy mà những người bị bệnh thận, suy tim không nên uống nhiều nước.

Không nên uống nước quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, nhiệt độ nước uống tốt nhất la 10 0C. Nếu uống ( hoặc truyền) quá nhiều nước sẽ gây ngộ độc nước sẽ dẫn đến rối loạn các chất điện giải trong máu như natri, kali, canxi, magie…dẫn đến các chất điện giải này trong tế bào sẽ giảm thấp và ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý bình thường, nếu nặng có thể gây nhức đầu, buồn nôn, nôn mữa, hôn mê, co giật... nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

3.2. Nhu cầu nước đối với da dầu.

Lượng nước trong cơ thể có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe con người bao gồm cả sự bài tiết chất dầu trong da, lượng nước cơ thể có thể được sử dụng như một công cụ để điều chỉnh quá trình sản xuất dầu của da. Khi thiếu nước sẽ xuất hiện những vùng da khô, sậm màu, các tuyến bã nhờn ở da sẽ sản xuất thừa dầu và bã nhờn để bù đắp cho sự thiếu quá trình hydrat hóa, dẫn đến da nhờn và có thể dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá, viêm da da dầu. chính vì vậy để khắc phục thừa dầu ở da nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, và những người bị trứng cá hay bị viêm da da dầu nên uống đủ nước hàng ngày. Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể, da sẽ được ngậm nước và các tuyến bá nhờn ở da sẽ nhận được tín hiệu từ thần kinh trung ương điều phối làm chậm quá trình sản suất dầu và giảm tiết bã nhờn cho da.

3.3 Nhu cầu nước đối với da mụn trứng cá.

Mụn trứng cá phát triển một phần do tích tụ các chất không có ích trên da dễ gây ra trình trạng viêm nhiễm, mụn nhọt ở da cũng như viêm nhiễm trong mụn trứng cá. nước tạo môi trường tốt để cơ thể lọc những chất không có ích ra khỏi cơ thể, góp phần làm đẹp da. Ngoài ra nước tạo nền tảng cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt, giúp hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu đào thải các chất độc, giúp cơ thể bảo vệ hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa mụn cũng như hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

3.4 Nhu cầu nước đối với da khô.

Cần uống nước một lượng nước mỗi ngày 2 lít đến 2,5 lít chia đều trong ngày, cứ 15 phút uống 1 lần, không nến uống một lúc quá nhiều nước và ngược lại cũng không để cơ thể thiếu nước quá lâu. Điều này giúp dưỡng ẩm cho da ngay từ bên trong , bởi mỗi tế bào được ngậm đủ nước, giúp cải thiện đáng kể trình trạng khô da và đẩy lùi nguy cơ mắc phải các chứng bệnh ngoài da hiệu quả.

3.5 Dựa vào lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu để đánh giá sự đủ nước của cơ thể.

Thể tích nước tiểu: Người bình thường có 100 ml/ giờ là được cung cấp đủ nước, nếu tiểu hơn 300 ml/ giờ là dấu hiệu của thừa nước. ít hơn 30 ml/ giờ trong thời gian dài với chế độ ăn uống trung bình là dấu hiệu mất nước.

Màu sắc nước tiểu Ở người có chế độ ăn uống bình thường màu sắc nước tiểu có thể sử dụng như một chỉ số phản ánh tình trạng mất nước. Những trường hợp ăn uống có chất phẩm màu ,thuốc và vitamin màu nước tiểu sẽ có màu của chất ăn uống vào do đó màu nước tiểu không có ý nghĩa đối với những trường hợp này.

-          Nước tiều không màu trong suốt là phản ánh người đó uống quá nhiều nước, nên giảm lượng nước uống trong ngày.

-          Nước tiểu có màu vàng nhạt, rơm là pản ánh người đó được cung cấp đủ nước, khỏe mạnh

-          Nước tiểu màu vàng sẩm là phản ánh bình thường nhưng có hiện tượng thiếu nước nhẹ có thể uống thêm nước.

-          Nước tiểu màu hổ phách là phản ánh tình trạng cơ thể bị thiếu nước, cần bù nước ngay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Phạm minh tiến , khoa học về làn da, nhà xuất bản tổn hợp thành phố Hồ Chí Minh 2017.

2. Bệnh Học Da Liễu tập 1, Bộ môn Da Liễu Trường ĐHY Hà Nội

HÌNH ẢNH MINH HỌA

 

 

 

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

549063
Hôm nay :Hôm nay :46
Hôm qua :Hôm qua :88
Trong tuần :Trong tuần :393
Trong tháng :Trong tháng :1615
Tổng truy cập :Tổng truy cập :549063
LỊCH