BỆNH DA
|
PHÂN BIỆT GIỮA ZONA, BỆNH VIÊM DA DO CÔN TRÙNG VÀ HERPES DA
Bs. Hoa Tấn Dũng
Tháng 01/2015
Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu viết bài này là do đại đa số dân chúng thường nhầm lẫn các bệnh sau đây là bệnh giời bò hay giời leo. Trên thực tế dân gian thường gọi Bệnh giời leo hay giời bò dùng để chỉ một loại bệnh viêm da có mụn nước như các bệnh mà tôi sẽ giới thiệu sau đây.
1. ZONA:
1.1.Nguyên nhân: do virus hespet zoster cư trú trong hạch thần kinh liên quan với vùng bị Zona.
1.2.Triệu chứng:
- Cơ năng: đau nhức trước khi thương tổn mụn nước nổi lên và đau nhiều suốt trong thời gian bị bệnh.
- Toàn thân: có thể có sốt và sưng hạch liên quan với vùng thương tổn.
- Thựơng tổn da: là mụn nước nổi với tính chất: mụn nước to bằng hạt đậu, tập trung thành từng chùm như chùm nho, có thể nhiều chùm liên kết lại thành mảng mụn nước rộng lớn.
- Mụn nước chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể và phân bố theo đường đi của một nhánh của dây thần kinh, trừ khi bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể có mụn nước lan sang phía bên đối diện.
- Tần suất bệnh gặp cao hơn ở người lớn trên 50 tuổi, hoặc ở phụ nữ mang thai, một số người mắc một số bệnh làm cho sức đề kháng giảm như lupus đỏ hệ thống, HIV/AIDS, hay người dùng corticoid dài ngày làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút
1.3. Xét nghiệm mụn nước: có tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ
1.4. Về điều trị: Thuốc chủ yếu là thuốc kháng virut acyclovir .
1.5. Di chứng : Khi lành thường để lại sẹo lõm, tăng và giảm sắc tố da lõm chõm chỗ trắng chỗ đen và tồn tại hàng năm .
- Tỉ lệ để lại di chứng đau thần kinh sau khi lành bệnh cao 40-60% ở tuổi trên 45, được gọi là đau thần kinh sau zona và có thể tồn tại từ 6 tháng đến vài năm.
1.6. Phòng bệnh: Phát hiện và điều trị sớm và đúng phát đồ bệnh thủy đậu có khả năng phòng được bệnh Zona . khi mắc bệnh này không nên điều trị các biện pháp dân gian như “bắt giời”mà nên đi khám chuyên khoa Da liễu sớm trong vòng 2 ngày đầu của bệnh để được điều trị sớm cũng có thể giảm tỉ lệ đau thần kinh sau zona
2. VIÊM DA TIẾP XÚC DO CÔN TRÙNG:
- Có nhiều loại côn trùng có thể gây ra bệnh này khi da chúng ta tiếp xúc với chúng nhưng đặc biệt .
nghiêm trọng nhất là loài kiến 3 khoang, loài kiến này có cánh , bệnh thường gặp vào thời điểm chuyển mùa, hay thời tiết đang nắng chuyển mưa ( khoảng tháng 8 đến tháng 12 hàng năm). Do lúc này loài kiến 3 khoang bay từ ngoài đồng, bụi cây.. vào nhà lúc chập tối , chúng gieo rắc chất tiết, phấn , cánh của chúng trong nhà. Khi da chúng ta hoặc quần áo của chúng ta tiếp xúc với chất tiết, phấn, cánh của chúng thì sẽ bị bệnh.
2.1- Nguyên nhân: không do virus hay vi khuẩn mà do chất tiết, phấn , cánh của côn trùng này có chứa chất gây kích ứng .
2.2 - Triệu chứng:
+ Cơ năng: khi bị tiếp xúc với các chất tiết kể trên thì da có cảm giác rát như bị bỏng nhẹ, sau đó ngứa nhè nhẹ xen lẫn cảm giác đau.
+Toàn thân: ít khi bị ảnh hưởng, có thể sốt đối với trường hợp bị tổn thương quá nhiều gây hoại tử tổ chức rộng hay khi thương tổ bị bội nhiễm.
+ Thựơng tổn da: Các nhà côn trùng học đã xác định là chất pederin (C24H43O9N) có độc tính gấp 12 - 15 lần rắn hổ. Pederin có trong máu của kiến, thậm chí khi kiến chết khô 8 năm sau mà độc tính vẫn tồn tại.
Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, có khi hoại tử giống như bị tiếp xúc trực tiếp với axít. Một số người không biết đã lấy tay giết kiến sau đó vô tình sờ lên mặt hoặc gãi lên da đã tạo thành những vết tổn thương dài. Hoặc thương tổn ở cẳng tay khi ngủ vắt tay lên trán làm tổn thương lan sang trán, thương tổn ở bắp chân lây sang mặt sau đùi khi ngồi xổm, thương tổn ở mặt gấp cẳng tay thì lan sang cánh tay khi gấp tay lại... Những thương tổn dạng như trên được gọi là “thương tổn hôn nhau” (kissing lesisons) là dấu hiệu đặc trưng chỉ có trong viêm da tiếp xúc do côn trùng.
Lúc đầu thương tổn chỉ đỏ da hơi phù nề, có hình thù từng vệt dài giống như chúng ta vệt lên da một vệt màu son, sau đó thương tổn đỏ da lan rộng dần ra xung quanh và nhanh nhóng nổi mụn nước có kích thước nhỏ như bằng đầu đinh ghim, với đặc điểm là hóa đục nhanh và thoái hóa cũng nhanh. Bệnh nhân thường đến khám bác sĩ ở giai đoạn mụn nước hóa đục và thoái hóa nên thường thấy ở giữa thương tổn thường không còn mụn nước mà chỉ có mụn nước ở xung quanh thương tổn, còn ở giữa là hoại tử
Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, không có liên quan đến sức đề kháng.
2.3. Xét nghiệm mụn nước: không có tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ
2.4. Về điều trị: chủ yếu là kháng histamine, giảm đau chống phù nề kết hợp với chấm dung dịch sát khuẩn và kem chống dị ứng. trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh và corticoid để điều trị nhiễm khuẩn và chống viêm, chống hoại tử.
2.5. Di chứng: Khi lành không để lại sẹo lõm, có thể để lại tăng sắc tố kéo dài vài tháng có khi hàng năm.
- Không để lại di chứng đau thần kinh dai dẳng sau khi thương tổn lành như trong bệnh zona.
2.6. Phòng bệnh: phát quang cây cối xung quanh nhà, đêm ngủ nên đóng kín cửa và năm mùng, phơi quần áo nên lấy vào nhà sớm đế tránh côn trùng ẩn nấp trong đó. Khi phát hiện đầu tiên nên ngâm vùng da tổn thương trong nước lạnh khoảng 10-15 phút để làm giảm độc tố từ dịch tiết côn trùng có tác dụng giảm mức độ nặng của bệnh.
3. BỆNH HERPES DA
3.1. Nguyên nhân :
Do Virus herpes simplex type 1( HSV 1) và type 2( HSV 2) gây bệnh, type 1 gây bệnh ở da là chủ yếu, type 2 chủ yếu gây bệnh ở sinh dục .
3.2. Triệu chứng:
Mụn nước thành chùm trên nền da đỏ, vị trí thường gặp môi, sinh dục, thương tổn thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Có thể nhiễm trùng thứ phát trên thương tổn herpes nếu diện tích thương tổn rộng và chăm sóc thiếu vệ sinh.
Nhiễm HSV có thể xảy ra khắp mọi nơi trên cơ thể, 70-90% nhiễm HSV1 xảy ra từ thắt lưng trở lên,70-90% nhiễm HSV2 xảy ra từ thắt lưng trở xuống và khác với bệnh zona là thương tổn của HSV không phân bố một bên cơ thể.
Nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch triệu chứng có thể rầm rộ hơn, tổn thương lớn hơn hoặc loét hoại tử và vùng tổn thương lan rộng hơn và thường hay tái phát
3.3. Xét nghiệm mụn nước: có tế bào gai lệc hình và tế bào đa nhân không lồ.
3.4. Về điều trị : thuốc điều trị chủ yếu là kháng vi rút acyclovir,
3.5. Di chứng: bệnh này khi lành da hoàn toàn trở về bình thường, hiếm khi để lại sẹo, trừ khi nhiễm trùng gây biến chứng loét sâu hay hoại tử
3.6. Phòng bệnh tái phát: sau khi thương tổn lành cần thiết phải dùng thuốc điều trị dự phòng chống tái phát vì bênh này thường tái phát theo chu kỳ hang tháng hay 2-3 tháng.
- Ở người mắc một số bệnh mạn tính như đái đường, lupus đỏ hệ thống làm suy giảm miễn dịch, hay HIV/AIDS bệnh có thể tái phát hàng tháng thì cần cần uống acyclovir dự phòng lâu dài.
Tin mới
- Á SỪNG-LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH TÁI PHÁT ? - 19/07/2024 04:46
- CÁC NHIỄM KHUẨN DA THƯỜNG GẶP VÀO MÙA NẮNG NÓNG - 23/08/2020 03:46
- LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ - 23/12/2019 03:50
- LIÊN QUAN GIỮA BỆNH GAI ĐEN VÀ NỘI KHOA - 23/12/2019 03:45
- VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI LÀN DA - 01/12/2018 03:55
- HƯỚNG DẪN: CHẩN ĐOÁN, ĐIềU TRị BệNH TAY - CHÂN - MIệNG - 02/07/2016 04:23
- MỤN TRỨNG CÁ - 29/03/2015 04:05
Các tin khác
- ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG NHƯ THẾ NÀO - 06/12/2014
- ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN NHƯ THẾ NÀO - 06/12/2014
- CÁCH ĐIỀU TRỊ MỚI BỆNH VẢY NẾN - 01/03/2014
- CÁCH ĐIỀU TRỊ MỚI VỀ VẢY NẾN - 25/02/2014
- ĐAU THẦN KINH SAU ZONA ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO? - 14/09/2013
- SINH TỐ, KHÓANG CHẤT TRONG BỆNH DA - 28/11/2012
- DINH DƯỠNG TRONG BỆNH DA - 28/11/2012
- ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN - 22/11/2012
- VIÊM DA ĐẦU CHI RUỘT - 08/11/2012
- NGỨA - 08/11/2012