BỆNH NẤM DA

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH RỤNG TÓC

BỆNH NẤM DA

(Dermatophytoses)

-Dermatophytosis là một bệnh nấm da khá phổ biến, gây ra do những chủng nấm ưa keratin lớp sừng và phần phụ của da(lông,tóc móng) ở người và súc vật.Những chủng nấm này gọi chung là Dermatophytes gồm ba chủng lớn Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton.

-Nhiễm nấm này từ ba nguồn:

+Chủng ưa người:chỉ gây bệnh và lây trực tiếp từ người này sang người khác.

+Chủng ưa thú:sống ở súc vật và truyền bệnh trực tiếp cho người.

+Chủng ưa đất:từ môi trường lây sang người qua vết trầy sướt ở da.

-Phân loại vị trí tổn thương Dermatophytes.

+Tổn thương lớp sừng thượng bì gồm:Nấm mặt, nấm thân,nấm bẹn,nấm bàn tay,nấm chân…

+Tổn thương móng:nấm móng(móng chân,tay)…

+Tổn thương tóc và nang lông:nấm tóc,nấm râu,viêm nang lông,u hạt majocchi…

NấM ở CHÂN:(TINEA PEDIS).

1.Triệu chứng.

1.1. Triệu chứng cơ năng:không ngứa.Đau và ngứa khi có nhiễm khuẩn thứ phát.

1.2. Triệu chứng thực thể:(tổn thương da)

-Hình thái viêm kẽ: có hai kiểu.

+Bong vảy da khô.

+Đường nứt giữa kẻ, da chung quanh kẽ bột và mủn,ẩm ướt, chảy nước, thường tăng tiết mồ hôi, đôi khi có đau..

-Hình thái dày sừng:Đỏ da, dày da, giới hạn rõ, bong vảy trắng mịn, có ít sẩn và mụn nước ở rìa thương tổn,vị trí thường gặp:gót chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân, mu bàn chân.Thường bắt đầu một bên sau lan ra hai bên.

-Hình thái bọng nước hoặc viêm: Mụn nước hoặc bọng nước chứa dịch trong, có mủ khi nhiễm tụ cầu vàng hoặc liên cầu nhóm A thứ phát. Sau đó vỡ để lại vết chợt có bờ tròn lởm chởm.Vị trí thường gặp:òng bàn chân,u bàn chân.

-Hình thái loét:Lan rộng từ nấm kẽ chân mu ngón chân,òng bàn chân. Thường biến chứng do nhiễm khuẩn.

1.3. Triệu chứng cận lâm sàng:

-Soi tươi bằng dung dịch KOH 5-20% thấy được sợi nấm và bào tử nấm.

-Nuối cấy trên môi trường Sabouraud để định loại chủng nấm:

+Hình thái viêm kẽ do Trichophyton.rubrum,T.mentagrophytes.

+Hình thái dày sừng do T.rubrum.

+Hình thái bọng nước hoặc viêm do T.mentagrophytes.

+Hình thái loét do T.rubrum,Epidermophyton.floccosum, T.mentagrophytes.

-Đèn Wood:thường không phát quang.

2. Chẩn đoán.

-Chẩn đoán xác định dựa vào:

+Triệu chứng lâm sàng.

+soi tươi.

-chẩn đoán phân biệt:

+ Hình thái viêm kẽ cần phân biệt:Erythrasma, chốc, viêm kẽ do candida, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

+Hình thái dày sừng:Vảy nến thông thường, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, tổ đĩa.

+Hình thái bọng nước hoặc viêm:Chốc bọng nước, viêm da tiếp xúc dị ứng, tổ đĩa, bệnh bọng nước.

3. Điều trị.

-Điều trị tại chỗ.

Thuốc chống nhiễm khuẩn và bạt sừng.

-Điều trị toàn thân:điều tri khi tổn thương quá lớn hoặc điều tại chỗ không đáp ứng.

+Itraconazole

+Terbinafine

+Fluconazole

+ketoconazole

NẤM TAY(TINEA MANUUM).

1.Triệu chứng.

1.1. Triệu chứng cơ năng: ngứa.Đau khi có nhiễm khuẩn thứ phát hoặc nứt.

1.2. Triệu chứng thực thể:(tổn thương da)

-Mãng đỏ da, dày da, nứt, bong vảy, giới hạn rõ, biểu hiện rõ ở các nếp gấp.Thường lan rộng lên mu tay với các sẩn nang lông, cục, mụn mủ của viêm nang lông dermatophytic.thường phân bố dày sừng lan tỏa ở lòng bàn tay sau đó mu tay, rìa ngón tay. 50% tổn thương một bên.Thường kết hợp với nấm chân, nấm đùi. Nếu mạn tính thường kết hợp với nấm móng.Tổn thương có thể biến đổi thứ phát :Lichen mạn tính, Sẩn ngứa cục, chốc hóa.

1.3. Triệu chứng cận lâm sàng.

-Soi tươi bằng dung dịch KOH 5-20% thấy được sợi nấm và bào tử nấm.

-Nuối cấy trên môi trường Sabouraud để định loại chủng nấm: Trichophyton.rubrum,T.mentagrophytes

-Đèn Wood:thường không phát quang.

2. Chẩn đoán.

-chẩn đoán xác định dựa vào:

+Triệu chứng lâm sàng.

+soi tươi.

- Chẩn đoán phân biệt:

+viêm da cơ địa.

+Lichen mạn tính.

+viêm da tiếp xúc dị ứng .

+viêm da tiếp xúc kích ứng.

+vảy nến thông thường.

+ung thư tế bào gai tại chỗ.

3. Điều trị.

-Tại chỗ:

Thuốc kháng nấm:bôi tổn thương ngày 2 lần 4 tuần,bôi kéo dài ít nhất 1 tuần sau khi sạch thương tổn,bôi rộng hơn thương tổn ít nhất 3cm.

-Điều trị toàn thân: Điều tri khi tổn thương quá lớn hoặc điều tại chỗ không đáp ứng.

+Itraconazole

+Terbinafine

+Fluconazole

+ketoconazole

NấM THÂN, MặT

1. Triệu chứng lâm sàng.

1.1.Triệu chứng cơ năng: Thường kèm theo ngứa, ngứa nhiều khi ra mồ hôi.

1.2.Triệu chứng thực thể: Mãng đỏ da, dày da, bong vảy, giới hạn rõ với da lành, thương tổn có xu hướng lành trung tâm, xung quanh rìa thương tổ thường có mụn nước.

1.3. Cận lâm sàng:

-Soi tươi bằng dung dịch KOH 5-20% thấy được sợi nấm và bào tử nấm.

-Nuối cấy trên môi trường Sabouraud để định loại chủng nấm: Trichophyton.rubrum,T.mentagrophytes

Có thể nhiễm:T.verrucosum,M.canis,M.gypseum.

-Đèn Wood:thường không phát quang.

2. Chẩn đoán.

2.1. chẩn đoán xác định dựa vào:

+Triệu chứng lâm sàng.

+soi tươi.

2.2. chẩn đoán phân biệt:

+Viêm da cơ địa.

+Hồng ban hình nhẫn li tâm.

+hồng ban da dạng.

+Erythrasma.

+U hạt vòng.

+U hạt mặt.

+Chốc.

+chàm đồng tiền.

+Á vảy nến.

+Vảy phấn hồng.

+Vảy nến dạng đồng tiền.

+Vảy nến mảng.

+Viêm da dầu.

+giang mai.

+Lang ben.

+Candidasis ở da.

+Lupus đỏ bán cấp.

3. Điều trị.

-Tại chỗ:

Thuốc kháng nấm:bôi tổn thương ngày 2 lần 4 tuần,bôi kéo dài ít nhất 1 tuần sau khi sạch thương tổn,bôi rộng hơn thương tổn ít nhất 3cm.

-Điều trị toàn thân:điều tri khi tổn thương quá lớn hoặc điều tại chỗ không đáp ứng. Các loại thuốc kháng nấm được dùng là:

+Itraconazole

+Terbinafine

+Fluconazole

+ketoconazole:Người lớn:200-400mg/ngày 2-3 tuần.

Hình ảnh nấm da minh họa

Nấm mặt

Nấm thân

Nấm da đầu

Nấm thân

Nấm da bàn tay

Nấm vùng vai

Nấm vùng vai

Nấm vung mông

Nấm móng tay và chân

Nấm móng

Nấm bàn chân

Nấm bàn tay

Nấm bàn chân

Nấm bàn chân

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

562076
Hôm nay :Hôm nay :29
Hôm qua :Hôm qua :98
Trong tuần :Trong tuần :499
Trong tháng :Trong tháng :1236
Tổng truy cập :Tổng truy cập :562076
LỊCH