BỆNH CHLAMYDIA

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH TÌNH DỤC

BỆNH CHLAMYDIA

Bác sĩ Hoa Tấn Dũng, 2008

1. Lịch sử:

Năm 1907 Halberstacdter và Von Prowacek phát hiện và mô tả những hạt vùi trong tế bào kết mạc bệnh nhân đau mắt hột. Các tác giả này đặt tên chúng là Chlamydozoa.
Năm 1945 Moskowsky gọi các vật thể này là Mygagawanlla, Chlamydozoom mắt và sinh dục.
Cùng với các phát hiện tương tự, năm 1950 Zhdanov và Konerblit gọi chúng là Rickettsia formis, còn Levaditi lại đặt tên chúng là Rakeria.
Đến năm 1970 hội nghị quốc tế về mắt hột ở Mỹ mới thống nhất gọi nhóm vi sinh vật này là Chlamydiatheo nghĩa tiếng la tinh là: “áo choàng”.

2. Tác nhân gây bệnh:

Chlamydia có 3 loài: C. Psittaci gây sốt vẹt, chlamydia trachomatis gây viêm kết mạc, viêm đường niệu dục, C. Pneumoniae gây viêm phổi.
Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang người ta đã chia chlamydia trachomatis thành 15 loại là:
L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài (Nicola - Favre).
A, B, B1, C gây bệnh bệnh mắt hột.
D, E, F, G, H, I, J, K gây viêm đường niệu dục, viêm kết mạc, viêm phổi sơ sinh.

3. Đường lây với loại chlamydia trachomatis gây bệnh ở đường tiết niệu sinh dục:

Chlamydia lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là:
+ Lây truyền qua sinh hoạt tình dục với người bị bệnh.
+ Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.
Ngoài ra Chlamydia cũng có thể lây qua tiếp xúc với bộ phận sinh dục hay với dịch tiết đường sinh dục của người bị bệnh.

4. Những dấu chứng để nhận biết của nhiễm chlamydia trachomatis:
4.1. Tại đường niệu dục:
4.4.1. Biểu hiện ở nam:

- Viêm niệu đạo:
Chlamydia trachomatis là tác nhân chính gây viêm niệu đạo không do lậu và  viêm niệu đạo do lậu kèm theo nhiễm chlamydia trachomatis.
Thời gian ủ bệnh thường thay đổi từ vài ngày đến vài tháng nhưng trung bình khoảng 10-15 ngày.
Sau thời gian ủ bệnh, xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gồm:
Tiểu khó: đái buốt, đái rắt, đau khi đi tiểu, có cảm giác rấm rứt dọc niệu đạo hoặc cảm giác rát bỏng, ngứa dọc niệu đạo.
- Viêm mào tinh hoàn:
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn cấp và mạn tính nhưng chlamydia trachomatis là nguyên nhân chủ yếu. Biểu hiện lâm sàng là: đau, phù ne  một bên bìu, sốt, kèm theo viêm niệu đạo, tinh hoàn nhạy cảm, mào tinh hoàn sưng to, nắn đau.
- Viêm tiền liệt tuyến:

4.1.2. Biểu hiện ở nữ:


- Viêm cổ tử cung: Đa số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng do đó khó nhận biết nếu không xét nghiệm.
- Viêm niệu đạo: biểu hiện các triệu chứng:
Tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đao.Lỗ tiểu đỏ, phù nề. Đái khó, đái rắt.
- Viêm tuyến Bartholin:
Chlamydia trachomatis gây viêm xuất tiết ống tuyến Bartholin.
Có thể viêm do chlamydia trachomatis đơn thuần hoặc phối hợp với lậu cầu.
- Bệnh viêm tiểu khung (Pelvic Inflamatory Disease - PID):
Bệnh thường do viêm đường sinh dục trên và có thể cấp, bán cấp hoặc mạn tính. Dấu chứng là: đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo hoặc có thể có lẫn máu. Bệnh nhân bị PID lâu có thể dẫn đến hậu quả như chửa ngoài tử cung, vô sinh. Những người bị PID mạn tính có nguy cơ chửa ngoài tử cung tăng gấp 7-10 lần. Nhiễm chlamydia trachomatis gây viêm vòi trứng, có thể thành sẹo và gây vô sinh thứ phát.
- Viêm nội mạc tử cung:
Có tới gần một nửa số bệnh nhân viêm cổ tử cung và hầu hết bệnh nhân viêm vòi trứng có kèm theo viêm nội mạc tử cung.
Nhiễm chlamydia trachomatis khi mang thai không điều trị dễ dẫn đến sốt sau đẻ và viêm nội mạc tử cung sau đẻ.
- Viêm vòi trứng:
Là biến chứng của viêm cổ tử cung do chlamydia trachomatis, tuy nhiên triệu chứng nghèo nàn hoặc không triệu chứng. Hậu quả của việc viêm vòi trứng là sẹo ống dẫn trứng gây nên chửa ngoài tử cung và vô sinh.
4.2. Ngoài đường niệu dục.
4.2.1. Viêm quanh gan:
Viêm quanh gan là một trong những biểu hiện của hội chứng Fitz-Hugh-Curtis, thường xuất hiện sau các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ và sau khi bị nhiễm khuẩn sinh dục. Bệnh có thể xảy ra sau hoặc cùng lúc với viêm vòi trứng., với các biểu hiện: đau hạ sườn phải, sốt, buồn nôn, nôn.
4.2.2. Hội chứng Reiter: bao gồm các triệu chứng chính là: Viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt, viêm khớp.
4.2.3. Viêm trực tràng:
Với các biểu hiện: đau, chảy máu khi đi ngoài, đi ra chất nhày, ỉa chảy. Soi trực tràng thấy niêm mạc bị tổn thương.
4.3. Nhiễm chlamydia trachomatis ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm chlamydia trachomatis khi bà mẹ bị nhiễm chlamydia trachomatis trong quá trình mang thai không được điều trị và lây nhiễm khi sinh, biểu hiện với các bệnh:
4.3.1. Viêm kết mạc vùi.
4.3.2. Viêm phổi sơ sinh.

5. Chẩn đoán chlamydia trachomatis:

Lâm sàng rất khó chẩn đoán xác định nhiễm chlamydia trachomatis vì khoảng 50% bệnh nhân nhiễm chlamydia trachomatis không có triệu chứng lâm sàng. Chủ yếu dựa vào xét nghiệm là chính.
Xét nghiệm:
Test nhanh chẩn đoán có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp.
ELISA có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn.
PCR chẩn đoán chính xác nhất.

6. Điều trị: kháng sinh đặc hiệu theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

7. Phòng bệnh:

- Vệ sinh tình dục, thủy chung một vợ một chồng.
- Khi có dấu chứng nghi ngờ cần đi khám và làm xét nghiệm ngay để điều trị kịp thời. Đồng thời khuyên bạn đồng sàn khám và điều trị cả 2 người.
- Trước khi dự định có thai nên xét nghiệm kiểm tra trước để tránh lây bệnh cho trẻ sơ sinh .

Tài liệu tham khảo:

1.     Học viện qun y: Gio trình bệnh da v hoa liễu, nh xut bản qun đội năm 2001.
2.    Hoàng văn minh: Chẩn đoán bệnh da liễu bằng hình ảnh v cch điều trị tập 1, nhà xuất bản y học năm 2002.
3.    Cục y tế dự phịng v phịng chống HIV/AIDS: Xử lý cc bệnh ly truỳen qua đ\ường tình dục, nh xuất bản y học nam 2003.
4.    Website www.emedicin.com/dermatology: Sexualy Transmited Diseases.
5.    Website www.quyhoandh.org.vn

Hình ảnh tham khảo:


TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

565990
Hôm nay :Hôm nay :21
Hôm qua :Hôm qua :88
Trong tuần :Trong tuần :468
Trong tháng :Trong tháng :989
Tổng truy cập :Tổng truy cập :565990
LỊCH