NẤM SINH DỤC

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH TÌNH DỤC

NẤM SINH DỤC

Bác sĩ Hoa Tấn Dũng, 2008

1. Đại cương.

Là bệnh thường gặp, so với các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn lậu, chlamydia, trùng roi sinh dục …
Các yếu tố thuận lợi phát bệnh là: vệ sinh tình dục kém, độ pH âm đạo, sử dụng kháng sinh và corticoid toàn thân hay tại chỗ kéo dài, đang bị bệnh đái đường, có thai, đang dùng thuốc tránh thai…
Nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, do làm các thủ thuật y tế khong tiệt trùng, do tắm nước ao hồ nhiễm nấm, dùng chung đồ lót với người mắc bệnh, làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém…
Người mắc bệnh tái phát nhiều lần, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng và dễ  kháng thuốc.

2. Dich tễ học.

Theo Klein Catherine năm 2002 thì có khoảng 70-75% phụ nữ nhiễm nấm sinh dục ít nhất 1 lần trong đời, trong số đó có 40-50% trường hợp tái phát.
Ở Anh , dữ liệu thống kê dịch tễ tư năm1976-1984, cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm sinh dục nữ là 118-200/ 100.000.
Ở Mỹ , dữ liệu từ năm 1979-1981 cho thấy,nấm sinh dục là căn nguyên thứ hai gây nhiễm trùng âm đạo theo sau bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn (BV). Năm 1990 có khoảng 13 triệu người Mỹ bị nhiễm nấm sinh dục được công bố trong y văn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2002), tỉ lệ nhiễm nấm âm đạo chiếm 24,4% trong số các trường hợp có hội chứng tiết dịch âm đạo đến khám tại Viện Da liễu Việt nam. Tương tự, nghiên cứu của Đỗ Thị Hằng (2003), cũng tại Viện Da liễu Việt nam, tỉ lệ đó là 28,3%.

3. Đặc điểm .

3.1. Đặc điểm của nấm Candida.
Tồn tại ở trạng thái đơn bào, kích thước gấp 10 lần vi khuẩn.
Sinh sản vô tính theo kiểu nảy chồi.
Khả năng thích nghi với môi trường đường cao.
Tồn tại trong thiên nhiên, trong các môi trường chứa đường như hoa quả, rau dưa, mật mía…
Có nhiều chủngCandida , trong đó có một số chủng Candida gây bệnh ở ngưới.
3.2. Đặc điểm gây bệnh.
Bình thường có thể tìm thấy Candida ký sinh trong họng, đường tiêu hoá, âm đạo, da mà không gây bệnh, chúng sống cộng sinh và cân bằng trong vi hệ bình thường.
Sự phát triển và gây bệnh của chúng chịu sự kiềm chế của các vi khuẩn sống trong vi hệ. Chúng trở nên gây bệnh khi điều kiện thuận lợi, giảm sức đề kháng (do nhiều căn nguyên), mất cân bằng trong vi hệ và do một số yếu tố thuận lợi khác.

4. Dấu chứng để nhận biết.

4.1. Nam giới:
4.1.1 Viêm quy đầu và rãnh quy đầu do Candida. Hay gặp ở người bệnh đái đường.Thường có quan hệ với phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo.
Thương tổn lâm sàng là một hay nhiều vết trợt ở quy đầu và da bao quy đầu. Vết trợt là đám hình tròn, màu đỏ tươi, giới hạn rõ, xung quanh có bờ.
Ngứa, thường dấm dứt khó chịu, ít khi ngứa nhiều.
4.1.2.  Viêm niệu đạo do Candida.
- Thông thường là viêm niệu đạo bán cấp. Người bệnh có cảm giác nóng bỏng dọc niệu đạo. Ngứa ở miệng sáo, nước tiểu có ít sợi bông.
- Viêm niệu đạo cấp: ít gắp hơn. Bieu hiên lâm sàng là đái rắt, đái buốt, có khi đái ra máu, niệu đạo xuất tiết nhiều dịch mủ trắng đục.
4.2. Ở nữ giới:
Viêm âm hộ, âm đạo do Candida.
Ngứa thường là triệu chứng nổi bật, ngứa dữ dội, cảm giác rát bỏng vùng âm hộ, âm đạo và nhất là trước khi hành kinh.
Đau khi giao hợp.
Âm hộ : Đỏ phù toàn bộ hoặc từng đám. Môi lớn đỏ, rãnh giữa môi lớn, môi bé phủ dịch tiết trắng đục. :

5. Chẩn đoán:

Dựa vào các dấu chứng và xet nghiệm

Dấu chứng : Ngứa và dịch âm đạo trắng như sữa, viêm đỏ âm đạo, âm hộ.
Xét nghiệm : Soi tươi và nhuộm Gram thấy có tế bào nấm men và sợi tơ nấm.

6. Điều trị:

Nguyên tắc:
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi.
- Điều trị cả người đồng sàng
- Dùng thuốc kháng nấm thế hệ mới họ Imidazoles. Liệu trình điều trị từ 3 đến 7 ngày hoắc liều duy nhất tùy theo loại thuốc và theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
-  Điều trị tái phát (nếu co) hoặc điều trị dự phòng tái phát.

7. Xét nghiệm kiểm tra:

Cần kiểm tra lại sau khi kết thúc liệu trình điều trị, sau 15 ngày, sau 3 tháng hoặc sau khi có quan hệ tình dục trở lại.

8. Phòng bệnh:

- Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi buổi làm việc về để tranh ẩm ướt, vì ẩm ướt là môi trường tốt nhất để nấm sinh sôi và phát triển.
- Vệ sinh tình dục, thủy chung một vợ một chồng.
- Khi có dấu chứng nghi ngờ cần đi khám và làm xét nghiệm ngay để điều trị kịp thời. Đồng thời khuyên bạn đồng sàn khám và điều trị cả 2 người.

Tài liệu tham khảo:

1. TrầnThị Phương Mai và cộng sự (2001), Tần suất các nhiễm khuẩn sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại một số phòng khám BVBMTE/KHHGĐ ở Hà nội, Tạp chí y học thực hành số 9 (402)
2. Đỗ Thị Hằng (2003), Đặc điểm lâm sàngnhiễm nấm Candida âm đạo và bước đầu xác định độ nhạy cảm của các chủng nấm với kháng sinh chống nấm bằng Fungitest tại Viện Daliễu. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II.
3.    Cục y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS: Xử lý các bệnh lây truỳen qua đ\ường tình dục, nhà xuất bản y học nam 2003.
4.  Jack D. Sobel, Vulvovaginal candidiasis, Sexually transmitted disease, thir edi.pp 629.

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

557716
Hôm nay :Hôm nay :38
Hôm qua :Hôm qua :88
Trong tuần :Trong tuần :475
Trong tháng :Trong tháng :2323
Tổng truy cập :Tổng truy cập :557716
LỊCH