BỆNH TÌNH DỤC
|
BỆNH GIANG MAI
Bác sĩ Hoa Tấn Dũng, năm 2007
1. Đại cương:
Giang mai là bệnh nhiễm trùng, tiến triểnkinh diễn, lan toả toàn thân nếu không được điều trị.
Bệnh được biết ở châu Âu từ cuối thế kỷ 15 và thành dịch vào đầu thế kỷ 16. Qua các thời kỳ lịch sử, qua các cuộc chiến tranh, qua buôn bán thương mại bệnh lan tràn khắp các châu lục.
Bệnh lây qua tiếp xúc tình dục, qua dụng cụ bị nhiễm xoắn khuẩn, vết xước da, niêm mạc, mẹ truyền cho con và qua truyền máu. Bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời khỏi nhanh chóng.
Ở Việt nam, bệnh xuất hiện từ thế kỷ 18 khi lính viễn chinh Gia long sang Thái lan mang bệnh này về nên bệnh còn gọi là “Xiêm la”.
Khi cuộc sống xã hội thay đổi, sự phát triển dân cư liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân, tập thể, cộng đồng làm bất lợi cho sự tồn tại của xoắn khuẩn nên chúng thay đổi và thích nghi tồn tại ở sinh dục và hậu môn. Sự giao hợp trở thành cách lây phổ bi ến nhất để lây truyền và giang mai được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2.. Nguyên nhân và cách lây truyền:
2.1. Nguyên nhân:
Là loại xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum được Pritz Schaudina và Erch Hoffmann (Hambourg) tìm ra 1905. xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu, ngoài cơ thể sống vài giờ, nhiệt độ 40-45 độ chết trong 3-6 giờ, ở 56 độ chết trong 15 phút, nuớc tẩy xà phòng chết trong vài phút. Nước đá và 20 độ âm xoắn khuẩn tồn tại rất lâu. Nơi ẩm ướt, nếp gấp, quần áo bẩn xoắn khuẩn sống dai dẳng hơn. Môi trường ẩm ướt chúng tồn tại 2 ngày.
2.2. Cách lây truyềm:
Xoắn khuẩn xâm nhập cơ thể người lành qua da và niêm mạc bị xây xước, sau vài giơ chúng có mặt trong máu và lưu hành khắp cơ thể.
Có thể lây trực tiếp từ người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ vật bị nhiễm từ người bệnh.
Qua truyền máu, mẹ truyền cho con vào tháng thứ 5 của thai kỳ.
3. Tiến triển chung của bệnh:
3.1. Thời kỳ ủ bệnh: Từ khi lây bệnh đến khi xuất hiện thương tổn đầu tiên, trung bình 3-4 tuần, sớm 10 ngày, muộn 100 ngày.
3.2. Giang mai thời kỳ thứ nhất: Từ 6 - 8 tuần, thương tổn đơn độc xuất hiện tại chỗ xoan khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thời kỳ này có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền huyết thanh: các phản ứng huyết thanh âm tính.
- Giai đoạn huyết thanh: các phản ứng huyết thanh dương tính.
3.3. Giang mai thời kỳ thứ hai: 45 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên.
Là giai đoạn nhiễm trùng huyết, xoắn trùng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể, thời kỳ này bệnh rất lây. Bệnh dai dẳng 1-2 năm , các phản ứng huyết thanh dương tính.
3.4. Giang mai thời kỳ thứ ba: Từ năm thứ 3,4, 5 có thể dai dẳng 10,20,30 năm sau, xuất hiện ở người không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. Các thương tổn ăn sâu vào tổ chức da, cơ quan nội tạng.
4. Triệu chứng lâm sàng:
4.1. Giang mai thời kỳ 1: Gồm có săn( loét) và hạch;
4.1.1. Săn (loét): thời kỳ tồn tại 3-8 tuần, trung bình 6 tuần. Điều trị tốt bệnh khỏi hẳn, nếu không được điều trị săn cũng tự biến mất.
Vị trí của săn( loét)
- Đại đa số ở bộ phận sinh dục, nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Ở nam giới: Rãnh quy đầu, thân dương vật, lỗ niệu đạo, bao da quy đầu, trong niệu đạo.
- Ở nữ giới: Môi lớn, môi bé, âm môn, âm vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung.
- Có thể gặp thương tổn ở môi, lưỡi, hạnh nhân, ngón tay, mi mắt, hậu môn do quan hệ tình dục ngoài đường sinh dục.
4.1.2. Hạch: thường viêm hạch vùng lân cận hạch rắ, trong đó có 1 hạch to nhất gọi là hạch chúa, không đau, di động, không làm mủ.
4.1.3. Xét nghiệm ở giai đoạn này:
Nhuộm soi trực tiếp:
- Bệnh phẩm ở vết chợt (chancre): nạo nền vết chợt.
- Soi dưới kính hiển vi hiển vi nền đen hoặc miễn dịch huỳnh quang thấy được xoắn khuẩn.
4.2. Giang mai thời kỳ 2: Đây là giai đoạn nhiễm trùng huyết, lan tràn đối xứng, ăn nông trên mặt da, chủ yếu là xung huyết nên mất rất nhanh. Có rất nhiều xoắn khuẩn tại thương tổn nên rất lây. Giai đoạn muộn thâm nhiễm tạo thành sẩn.
4.2.1. Giang mai 2 sơ phát có các triệu chứng sau:
Đào ban giang mai:
Là dát màu hồng tươi như hoa đào có khi hơi sẫm, bằng phẳng với mặt da, hình bầu dục, ấn kính mất màu. Có khi hơi phù nề dễ nhầm ban mày đay, không ngứa, không đau, không có vảy.
Thường khu trú 2 bên mạng sườn, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Hồng ban tồn tại vài ngày rồi mất đi, đôi khi xuất hiện trở lại.
Hạch:
Hạch lan tràn hơn, ở bẹn , cổ, dưới cằm, nách, khuỷu tay, xương chũm.
Thường là nhiều hạch, rắn, không đau. Không làm mủ và lằn dưói ngón tay.
Mảng niêm mạc:
Là vết chợt niêm mạc, rất nông, không có bờ. Có thể nhỏ bằng hạt đỗ hay đồng xu. Có thể từ 1 đến nhiều thương tổn.
Mảng niêm mạc có thể đỏ trợt, màu sành hay màu trắng.
Nhức đầu: thường về đêm.
Rụng tóc: Thưa dần kiểu rừng thưa, kiểu gián gặm.
4.2.2. Giang mai 2 tái phát có các triệu chứng sau:
Các triệu chứng giang mai 2 sơ phát tồn tại trong một thời gian sau đó mất đi không cần điều trị. Qua thời gian im lặng các triệu chứng tái phát trở lại, thường từ tháng thứ 4 đến tháng 12. Thương tổn có ở da và niêm mạc bao gồm:
Đào ban tái phát: Ít thương tổn hơn nhưng to hơn hồng ban sơ phát, khu trú thành đám và xếp thành hình vòng cung.
Sẩn: Kích thước: vài mm đến 1 cm đường kính. Có tính chất đối xứng: thân, tứ chi. Lòng bàn tay, lòng bàn chân.có thể ở trán, thường có viền vảy. Ơ hậu môn, bìu, âm hộ, mông, sẩn thường nổi cao, tạo thành khối thịt tròn, dẹp, chân bè ra giống như sùi mào gà. Thương tổn còn thấy ở nách, dưới vú, kẻ chân.
Đôi khi sẩn giống trứng cá, có vảy mủ giống thuỷ đậu, cũng có khi loét ra và đóng vảy. Có khi sẩn to thành đám, bong vảy kiểu vảy nến. Có khi sẩn xếp thành chùm, có vệ tinh. Có trường hợp sẩn loét sâu, có bờ nổi cao.
Ơ giai đoạn này xét nghiệm các phản ứng huyết thanh giang mai dương tính mạnh.
4 . 3. Giang mai thời kỳ 3:
Tổn thương khu trú, có tính chất phá huỷ tổ chức, gây di chứng không hồi phục, thậm chí gây tử vong. Thời kỳ này ít nguy hiểm cho cộng đồng. Đối với thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh. Các xét nghiệm huyết thanh thời kỳ này vẫn dương tính.
4.3.1. Giang mai tim mạch:
Giang mai 3 khi không được điều trị hay xuất hiện muộn 10-40 năm có biểu hiện giang mai tim mạch.
Giãn và phồng động mạch chủ, Hở động mạch chủ, và có thể bị vỡ vì thành mạch yếu dần.
4.3.3. Giang mai thần kinh:
Xuất hiện 10-20 năm sau khi bị nhiễm bệnh. Thương tổn là các gôm trong não gây viêm màng não cấp, mạn. Gôm giang mai di căn vao trong tuỷ sống gây liệt khu trú hay toàn thân.
4.4. giang mai ở phụ nữ có thai:
Tuỳ theo mức độ nhiễm khuẩn của người mẹ nên có thể xảy ra các trường hợp sau:
sẩy thai liên tiếp.
Đẻ non hoặc trẻ đẻ ra chết ngay.
4.5. Giang mai bẩm sinh:
Xoắn khuẩn giang mai truyền từ mẹ sang con ở tháng thứ5 của thai kỳ. Xoắn khuẩn trực tiếp vào thai nhi nên giang mai bẩm sinh có đặc điểm là không bao giờ có thương tổn loét, bệnh ảnh hưởng sớm và rất ro đến sự phát triển của trẻ
-Giang mai bẩm sinh sớm: Trong 2 năm đầu dần dần giống giang mai 2 mắc phải.
-Giang mai bẩm sinh muộn: Từ năm thứ 3 trở đi và giống giang mai 3.
5. Điều trị:
- Xét nghiệm và điều trị cả bạn đời nếu có huyết thanh giang mai dương tính.
- Xét nghiệm tìm các bệnh lây qua đường tình dục kèm theo và xét nghiệm HIV.
- Thuốc điều trị đặc hiệu là Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị. Tiêm mông sâu mỗi tuần. Liệu trình đieu trị 2 – 4 tuần tùy theo giai đoạn của bệnh hoặc theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
Theo dõi điều trị: định lượng TPHA sau 3 tháng , 6 tháng và 1 năm. Nếu nồng độ dương tính giảm dần là bệnh tiến triển tốt( bệnh khỏi), nếu Nếu nồng độ dương tính tăng dần là bệnh không đáp ứng với liệu trình điều trị hoặc tái nhiễm lạicanf phải điều trị lại.
6. phòng bệnh:
Giống như các bệnh lây truyền tình dục khác trong phần giới thiệu này,
Hình ảnh minh họa
Sẩn giang mai âm hộ |
Săn giang mai ở phụ nữ |
Đào ban giang mai |
Giang mai lưỡi |
Loét ở thân dương vật |
Loét giang mai ởquy đầu |
Tài liệu tham khảo.
1. Lê Kinh Duệ (1991), Bệnh giang mai, Tài liệu tập huấn phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, Viện Da liễu Việt nam
2. Phạm Văn Hiển (2004), Tình hình các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại Việt nam, Hội nghị quản lý các bệnh LTQĐTD/HIV/AIDS
3. Hoàng văn minh: Chẩn đoán bệnh da liễu bằng hình ảnh v cch điều trị tập 1, nhà xuất bản y học năm 2002.
4. www.quyhoandh.org.vn
5. King K. Holmes, MD, PhD, Sexually transmitted Diseases, third edi.
Tin mới
- BỆNH CHLAMYDIA - 26/11/2011 09:49
- BỆNH HẠ CAM MỀM (CHANCROID) - 26/11/2011 09:49
- BỆNH HERPES SINH DỤC - 26/11/2011 09:49
- NẤM SINH DỤC - 26/11/2011 09:49
- HIỂU BIẾT VÀ CÁCH NHÌN NHẬN VỀ BỆNH TÌNH DỤC - 26/11/2011 09:49
- BỆNH LẬU CẤP - 26/11/2011 09:49
- U HẠT BẸN (DONO VANOSIS) - 26/11/2011 09:49
- BÀI THUỐC TRỊ ĐAU NGỰC TRƯỚC HÀNH KINH - 26/11/2011 09:49