BỆNH DA
|
ĐẠI CƯƠNG BỆNH DA Ở NGƯỜI GIÀ
BS. Hoa Tấn Dũng, Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa
Da người lớn trung bình có diện tích 1,5 – 1,8m2 và có trọng lượng trung bình khoảng 15 - 18 kg ( tính cả hạ bì và mô mỡ). Da là một cơ quan nhiều chức năng quan trọng, có liên quan mật thiết với các cơ quan khác bên trong cơ thể và có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người. Da có nhiệm vụ cách ly giữa nội môi và ngoại môi, giữ cho nội môi luôn luôn hằng định trong khi ngoại môi luôn biến đổi hàng ngày. Chính vì lẻ đó mà sự lành mạnh của da là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe chung cho cơ thể.
1. Đặc điểm về da ở người già
Con người chúng ta mỗi khi về già, tuổi càng lớn thì sự lão hóa các cơ quan trong cơ thể cũng tăng theo tỉ lệ thuận như lão hóa hệ thần kinh gây ra chứng hay quên, lú lẫn; lão hóa hệ thống tim mạch gây ra bệnh tăng huyết áp, xơ vửa động mạch, bệnh lý tim mạch… Da là một cơ quan bao bọc bên ngoài cơ thể cũng sẽ càng bị lão hóa hơn theo thời gan, và sự lõa hóa da sẽ gây ra nhiều bệnh da đặc trưng ở người già.
Sự lão hóa da kéo theo sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của thượng bì, bì và cả những cơ quan phụ thuộc của da: Tuyến bã, tuyến mồ hôi, nang lông, lông tóc…, sự thay đổi này tùy thuộc vào từng cá thể. Có người nhiều, có người ít, vì vậy chúng ta không có gì ngạc nhiên khi có 2 người già cùng tuổi nhưng một người thì da còn hồng hào, lông tóc còn tươi tốt, còn người kia thì da nhăn nheo, co dúm, khô cằn.
2. Những yếu tố tác động đến sự thay đổi này là:
2.1. Di truyền: Là 1 yếu tố hiển nhiên trong 1 số bệnh da như khô da nhiễm sắc, lão hóa da ở trẻ em và người trẻ.
2.2. Thời gian tiếp xúc của da với ánh sáng mặt trời: Khi da tiếp xúc nhiều, kéo dài thời gian nhiều năm, với ánh sáng mặt trời kể cả gió là một yếu tố quan trọng làm cho da lão hóa, kéo theo sự mất nước không nhận thấy ở lớp sừng làm khô da; mỏng da (thượng bì và bì) và thoái hóa mô đàn hồi.
2.3. Độ nhiễm sắc tố ở da tăng: Khi giảm độ dày của thượng bì, nhưng nhú bì tương ứng xẹp lại, sự tăng trưởng lớp thượng bì cũng giảm cả về tốc độ và thời gian. Số lượng tế bào sắc tố đen cũng giảm, Số lượng tế bào sắc tố đen giảm gây bất lợi cho da khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh mặt trời, vì khi đó da ở người già mật độ nguyên bào sắc tố tăng mà tổng số tế bào sắc tố đen giảm, dẫn đến:
Tỉ lệ
Điều này có nghĩa là độ nhiễm sắc của da tăng. Chính điều này đã làm cho một số người già chúng ta thường thấy vùng da hỡ có nhiều dát màu nâu đen hay còn gọi là da đồi mồi, đây là một bệnh da thường hay gặp ở người già.
2.4. Thay đổi sợi keo, sự đàn hồi và cơ quan phụ thuộc của da: Ở lớp bì cũng xảy ra sự thay đổi về sợi keo, sợi chun và những cơ quan phụ thuộc của da: Tuyến mồ hôi và tuyến bã giảm về số lượng, giảm sự hoạt động làm cho da khô hơn, lông, tóc cũng thưa hơn và trở nên khô cứng không còn mềm mại và mượt mà như lúc trẻ nữa. Như vậy sự khô da ở người già có 2 nguyên nhân chính:
- Sự mất nước không nhìn thấy ở lớp sừng.
- Giảm số lượng và hoạt động của tuyến bã và tuyến mồ hôi
Khiến cho da vốn đã khô lại càng khô hơn.
Chính sự khô da này đã kích thích nhiều đến thần kinh ở da có liên quan đến sự thuỷ hợp gây ra ngứa. Do vậy mà trên lâm sàng chúng ta hay gặp nhiều người già đến khám chỉ mỗi sự than phiền là ngứa mà chúng ta không tìm thấy một dấu chứng thương tổn cơ bản nào trên da ngoài dấu tích chính người bệnh gãi gây trầy xướt da.
Cơ chế ngứa có thể minh hoạ như sau:
Yếu tố kích thích thần kinh da
ngứa gải vỡ tế bào Histamin và
chấTGHH
kháng
Đây là một vòng lẩn quẩng của triệu chứng ngứa.
2.5. Thay đổi mạch máu:
Mạch máu nông ở người già cũng dễ bị thương tổn, có lẽ vì mô liên kết nâng đỡ thành mạch giảm, do đó chúng ta cũng gặp những trường hợp người già có những vết tím bầm hay ban xuất huyết mà không tìm thấy nguyên nhân, đôi khi chúng ta dễ nhầm lẫn với hồng ban nhiễm sắc cố định.
2.6. Thay đổi miễn dịch ở da: Miễn dịch ở da phụ thuộc vào số lượng tế bào Langerhans và tế bào Lympho. Ở người già số lượng tế bào Langerhas ở vùng da kín giảm rõ rệt và số lượng tế bào Lympho thì giảm rõ ở vùng da hở, do đó chức năng miễn dịch của da ở người già giảm rõ, khi chức năng miễn dịch của da giảm thì da rất dễ tổn thương và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da, nhiễm virus ở da, loét da khó lành…
3. Một số bệnh da ở người già:
3.1 Bệnh da thuộc hệ mạch máu:
- U máu tuổi già.
- Bầm máu, ban xuất huýêt
- U máu sừng hoá ơ ở da bìu.
3.2 Bệnh da liên quan đến ánh sáng:
- Ung thư biểu mô tế bào đáy,
- Ung thư biểu mô tế bào gai.
- Dày sừng quang hoá.
3.3 Bệnh bọng nước:
- Duhring – Brocq
- Pemphigus vulgaris
3.4 Bệnh viruss: zo na
3.5 Bệnh khác:
- Chàm ứ đọng, chàm rạng nứt.
- Mụn cơm tăng tiết bã.
- U sùi dạng nấm.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình bệnh da liễu, học viện quân y 103 năm 2001
2. Bệnh học ở người cao tuổi, nhà xuất bản y học 1998
3. Tài liệu giảng dạy Bệnh da ở người già, Bác sĩ Dương Đình Châu
ĐH Y K Huế
Tin mới
- BỆNH CHỐC (Impetigo) - 29/12/2011 07:32
- BỆNH DỊ ỨNG - 29/12/2011 07:32
- BỆNH GHẺ (SCABIES DISEASE) - 29/12/2011 07:32
- BỆNH KAWASAKI - 29/12/2011 07:32
- BỆNH VIÊM BÌ CƠ (Dermatomyositis) - 29/12/2011 07:32
- MỤN TRỨNG CÁ & CHIẾN LƯỢT ĐIỀU TRỊ - 29/12/2011 07:32
- ĐỎ DA TOÀN THÂN - 29/12/2011 07:32
- BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - 29/12/2011 07:32
Các tin khác
- BỆNH CHỐC (Impetigo) - 29/12/2011
- BỆNH DỊ ỨNG - 29/12/2011
- BỆNH GHẺ (SCABIES DISEASE) - 29/12/2011
- BỆNH KAWASAKI - 29/12/2011
- BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - 29/12/2011
- BỆNH VIÊM BÌ CƠ (Dermatomyositis) - 29/12/2011
- MỤN TRỨNG CÁ & CHIẾN LƯỢT ĐIỀU TRỊ - 29/12/2011
- ĐỎ DA TOÀN THÂN - 29/12/2011
- HERPES SIMPLEX - 29/12/2011
- NGỨA HẬU MÔN - 29/12/2011