VIÊM QUẦNG( ERYSIPELAS)

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH DA

VIÊM QUẦNG( ERYSIPELAS)

Bs. Hoa Tấn Dũng, Bệnh viện  Da liễu Trung ương Quy Hòa


1. Đại cương:
Viêm quầng là một bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới da, đặc trưng bởi sự viêm nhiễm xâm lấn vào da và mô dưới da. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua da hở, bởi vậy yếu tố tại chỗ đóng vai tỏngất quan trọng trong việc xuất hiện bệnh, như là chấn thương các mô, chợt loét da, loét mãn tính, loét do ung thư da, do dị vật đâm qua da…làm mất sự toàn ven của da. Hoắc bệnh nhân bị thiểu dưỡng, nghiện rượu, đái đường, hạ ga ma globulin máu bẩm sinh, suy giảm miễn dịch mắc phải… là những yếu tố thuận lợi.
Tần suất mắc:
- Ơ Mỹ: tỉ lệ mắc bệnh thấp kể từ giữa thế kỷ XX, do có nhiều kháng sinh tốt để điều trị nhiễm trùng. Tỉ lệ mắc theo vị trí thì 85% gặp ở chân.
- thế giới: gặp nhiều ở các nước chân Á, châu Au và Nam Mỹ, các vùng khác giống như ở mỹ.
- bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng ở trẻ em nhiều hơn.
- mắc cả hai giới, nhưng theo thống kê ở Mỹ thì nữ mắc nhiều hơn nam.
- vị trí: trẻ em gặp ở mặt  nhiều hơn tay và chân. Người lớn thì gặp nhiều ở chân hơn.
2. Nguyên nhân: viêm quầng thường do vi khuẩn streptococi pyogenes tăng độc tố gây nên, một số cas thương tổn ở mặt được tìm thấy do liên cầu nhóm A, thương tổn ở chân thì tìm thấy liên cầu khuẩn non-A, đôi khi kết hợp cả với tụ cầu nhất là ở các trường hợp có ổ loét mãn tính ở da trước đó.
3. Triệu chứng lâm sàng:
3.1. Triệu chứng toàn thân:
- Thời gian ủ bệnh: từ 2 – 5 ngày.
- Thời kỳ toàn phát : đột ngột sốt cao, 39-40 độ C, kèm theo rét run, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, ở những các thể có sức đề kháng yếu có thể li bì, vật vã, trẻ em có thể có co giật.
- Hạch liên quan sưng đau.
- Tại chỗ sắp tổn thương: da căn hơn, đau tự nhiên, sờ nắn vào đau tăng lên. Đầu tiên xuất hiện một vết đỏ nhỏ, sau đó sang ngày thứ 2 lan dần ra ngoại vi xung quanh thành mảng, cứng.
3.2. Thương tổn cơ bản:
Đám da thương tổn cao hơn mặt da, bờ rõ ranh giới rõ với da lành, trên bề mặt da nơi thương tổn đỏ tươi hay thẩm màu và thương thấy hình ảnh giống như vỏ quýt, có thể có bọng nước ở giữa, đoi khi có loét hoại tử. Sờ nắn vào vùng tổn thương thấy cứng, chắt và đau tăng lên.
3.3. vị trí:
- ở trẻ sơ sinh th]ờng gặp ở bụng.
- ở trẻ lớn: thường gặp ở mặt, tai, da đâù.
- người lớn: gặp ở chân, tay nhiều hơn mặt.
4. Cận lâm sàng:
- công thức máu đảo chiêu, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng.
- Albumin niệu nếu có tổn thương ở thân.
- cấy dịch, mủ tại chỗ có giá trị xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh.
- cấy máu: ít có giá trị, trừ biến chứng nhiễm trùng huyết.
5. Chẩn đoán:
5.1. Chẩn đoán xãc định:
- dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- sốt cao đột ngột rét run .
- vị trí tổn thương.
5.2. Chẩn đoán phân biệt:
Cần phân biệt với bệnh viêm mô tế bào( cellulitis) đặc trưng bởi đám da đỏ có hình đa cung, phù cứng, không có bờ và ranh giới không rõ với da lành. Không có sưng hạch bạch huyết.
6. Biến chứng: nếu không điều trị kịp thời có thể áp xe, hoại thư hoặc dẫn đến viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm màng não…
7. Điều trị:
7.1. Chăm sóc tại chỗ:
- cần cho nhập viện điều trị nội trú.
- cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, bất động chi bi thương tổn có tác dụng giảm đau, giảm sưng, viêm.
- đắp gạc ướt liên tục: nên áp dụng cho thương tổn có chợt da rỉ dịch hoặc loét.
7.2. Lựa chon kháng sinh: kháng sinh được lựa chọn đầu tiên là penicillin, nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin thì dùng erythromycine hoặc azithromycine. Nếu chủng vi khuẩn đề kháng với penicillin thì oxacillin, dicloxacillin, nafcillin.
Hai loại kháng sinh hiện nay cũng được coi là có hiệu quả sau penicillin là roxithromycin và pristinamycin nhưng chưa được FDA chấp nhận.
7.3. Liều lượng một số kháng sinh:
* penicillin:
-  người lớn:
+ penicillin G procain: 0.6-1.2 triệu đơn vị tiêm bắp 2 lần / ngày, tiêm trong 10 ngày.
+ penicillin VK(PenVeeK) 250-500 mg uống 4 lần / ngày, uống 10-14 ngày.
-    Trẻ em:
+ penicillin G: dưới 30 kg 300.000 đơn vị/ ngày, trên 30 kg dùng liều như người lớn.
+ penicillin VK: dưới 12 tuổi 25-50mg/kg/ngày uống chia 3-4 lần. Trên 12 tuổi uống như người lớn.
* dicloxacillin( dycill, dynapen): dùng cho những trường hợp do tụ cầu đề kháng với penicillin.
- người lớn: 125-500mg uống 4 lần / ngày, uống 10 ngày.
- trẻ em: dưới 40 kg 12.5 mg/kg/ngày uống mỗi 6 giờ. Trên 40 kg  uống như người lớn.
* nafcillin( Unipen)
- Người lớn:
Nhiễm trùng do tụ cầu đề kháng vói penicillin: 500mg tiêm tĩnh mạch hoắc tiêm bắp  mỗi 4 giờ. Nhiễm trùng nghiêm trọng: 1000mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 4 giờ. Thời gian dung 7 ngày.
-    Trẻ em:
-    Nhỏ hơn hoặc bằng  4 kg: 10mg/kg tiêm bắp , 2 lần / ngày.
-    Trên 4 kg – 40 kg: 25mg/kg tiêm bắp hoặc 100-200 mg /kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần. Nếu dung đường uống thì 50mg/kg/ngàychia 4 lần.


HÌNH ẢNH BỆNH VIÊM QUẦNG

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

549605
Hôm nay :Hôm nay :63
Hôm qua :Hôm qua :87
Trong tuần :Trong tuần :325
Trong tháng :Trong tháng :2157
Tổng truy cập :Tổng truy cập :549605
LỊCH