VIÊM DA MỦ SÙI

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH DA

VIÊM DA MỦ SÙI
( Pyoderma vegetans – PV)

Bác sĩ: Hoa Tấn Dũng, Bệnh viện  Da liễu Trung ương Quy Hòa

I.    GIỚI THIỆU:
Viêm da mủ sùi (PV) là bệnh ít gặp, chính vì vậy mà dễ chẩn đoán nhầm khi gặp, đặc điểm lâm sàng là thương tổn thành mảng lớn ,cứng, bờ nhô cao nhiều mụn mủ đa dạng và loét. đặc trưng của Bệnh này được Hallopeau mô tả vào 1898, mặc dù về mặt bệnh học chưa rõ ràng nhưng người ta quy nguyên nhân là do vi khuẩn, thường xảy ra ở một số cá thể có suy giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng ở người nghiện rượu ( Brown, 1957), PV kết hợp với bệnh viêm loét ruột kết (Brunsting, 1949), U lympho – T lan toả (Welch,1989), bệnh bạch cầu tuỷ mạn tính ( Dutta, 1992), ở người nhiễm HIV( Potekaev, 1991).
Theo nghiên cứu của Su và cộng sự 1979 đã báo cáo 7 bệnh nhân bị PV, những bệnh nhân này đều có sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bao gồm: u phổi, bạch cầu hạt mạn tính, viêm khớp đang điều trị Azathioprine và prednisolone, u tuỷ đang điều trị bằng tia X. Trong số 7 bệnh nhân được chẩn đoán có 01 bệnh  nhân phát triển ung thư tế bào gai và 01 bệnh nhân ung thư ruột kết. 1986 Ishibasshi báo cáo 01 bệnh nhân được chẩn doán PV nhưng không tìm thấy có suy giảm miễn dịch.
II. SINH LÝ BỆNH HỌC:
Căn nguyên bệnh học tường tận hiện nay chưa được rõ, theo lý thuyết người ta cho rằng do suy giảm miẽn dịch làm rối loạn chức năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch dẫn đến nhiễm khuẩn và gây bệnh PV. U lympho lan toả, viêm loét ruột kết mạn tính, HIV/AIDS là nguyên nhân sâu xa để phát triển PV.
Một bệnh nhân được chẩn đoán là viêm da mủ sùi có kết hợp với viêm ruột kết, khám xét miễn dịch huỳnh quang thấy:
- Xuất hiện kháng IgG ở màng đáy (Ahn, 2004). những kháng thể này phản ứng lại với kháng nguyên 230 trong bệnh pemphygus dạng bọng nước. sự hiện diện của tự kháng thể này đối với kháng nguyên pemphygus 230 ở bệnh nhân này đã được xác định là một hiện tượng do kết quả từ sự hư hại của biểu bì trong viêm nhiểm của PV.
III. LÂM SÀNG:
1.Tiền sử:
- Một số bệnh nhân có tiền sử trước đó hay đang bị viêm tuyến mồ hôi sinh mủ( Boyd, 1992; Paradopoulos, 2001)
- Có sự suy giảm miễn dịch do bệnh, ung thư, do dinh dưỡng, do HIV, do đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
2. Khám lâm sàng:
- Kết hợp cả triệu chứng lâm sàng, tiền sở và lịch sử bệnh là điều kiện cần thiết để chẩn đoán PV.
- Lâm sàng: là một hay nhiều mảng tổn thương với đặc trưng màu đỏ bầm, thâm nhiễm, cứng, có bờ nhô cao hơn mặt da bình thường, trên bề mặt có nhiều mụn mủ đa dạng và không cùng tuổi, loét, sùi, rỉ dịch hôi. vị trí thương tổn thường gặp nhất ở chân, có thể có ở tay, hiếm khi thấy ở thân mình.
IV. CHẨN ĐOÁN:
1.    Chẩn đoán xác định:
- Dựa vào lâm sàng là chính.
- Dựa vào cận lâm sàng:
+ Nuôi cấy: Chủ yếu để xác định vi khuẩn, thường thấy tụ cầu vàng, Mycobacterium, đôi khi có cả nấm.
+ Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và gián tiếp thấy xuất hiện kháng thêt IgG ở khu vực  màng đáy và có phản ứng lại với kháng nguyên pemphygus 230, điều này cũng giúp phân biệt với pemphygus sùi( pemphygus vegetans).
+ Sinh thiết: 02 đặc trưng cơ bản là pseudocarcinomatous hypeplasia và nhiều asbcess cả ở thượng bì và trung bì, bên trong những asbcess chứa nhiều bạch cầu trung tính và ưa acide.
2. Chẩn đoán phân biệt:
2.1. Các bệnh cần được chẩn đoán phân biệt:
-    Bệnh da Halogel.
-    U sừng gai.
-    Mycobacterium Marinum da.
-    Viêm da hoại thư sinh mủ ( Pyoderma Gangrenosum).
-    Ung thư tế bào gai.
2.2. Các bệnh khác cần xem xét liên quan:
-    Nấm sâu: viêm da mủ do Mycosis; da mủ do Plastomycosis.
-   Pemphygus sùi bắc mỹ.
-    Pemphygus vulgaris có sự tự rối loạn miễn dịch cũng có biểu hiện lâm sàng tương tự.
-    Nhiễm vi khuẩn Botryomycosis đôi khi cũng có lâm sàng tương tự.
-    Nhiễm mycobacterium, bromoderma .
V. ĐIỀU TRỊ:
Không có phát đồ điều trị chuẩn cho PV, mặc dù dùng kháng sinh điều trị cho kết quả tốt. sau đây là liệu trình điều trị thường dùng:
1.    Tại chỗ:
- Tẩm liệu với dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối sinh lý đẳng trương, dung dich đồng sulfate, nhôm acetate.
- Fujita nghiên cứu và báo cáo kết quả vào1990: Bôi oxyt kẽm và  Tiêm triamcinolon trong thương tổn,  liệu trình theo dõi điều trị là 2 tháng cho kết quả  lành hoàn toàn thương tổn vùng quanh hậu môn của một bệnh nhân .
2.    Toàn thân:
- Theo nghiên cứu của Marshalko 1995, kháng sinh nhóm Ampicilline tiêm bắp thịt 02 gam mỗi ngày liệu trình điều trị 4 tuần, kết hợp với chiếu tia X, cho kết quả lành hoàn toàn thương tổn ở lưng bàn tay của một bệnh nhân.
3. Thông tin về thuốc:
- Burow solution : là dung dịch nhôm acetate 1/10 – 1/40. tẩm liệu sẽ có tác dụng làm ẩm da, khô dịch và mụn nước ở vết thương. tẩm liệu 4 –6 lần / ngày , mỗi lần tẩm liệu 20 –30 phút. Không có chống chỉ định ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
- Oxýt kẽm: bôi 2 lần/ ngày, mục đích là làm dịu da, giảm sự kích thích do thương tổn gây ra. Dùng được cho trẻ em, thận trọng khi dùng ở phụ nữ đang mang thai ( an toàn mức C ), khi dùng tránh để thuốc dây vào mắt.
- Ampicillin ( Marcollin, Omnipen, Polycillin,  Principen, Totacillin) liều 2 gam chia 4 lần / ngày uống hoặc tiêm bắp thịt hay tiêm tĩnh mạch, không dùng ở trẻ em, cân nhắc khi dùng cho phụ nữ đang mang thai ( an toàn mức B ), giảm liều ở bệnh nhân có dấu hiệu suy thận.

Ảnh thương tổn:
Viêm da mủ sùi(pyoderma vegetans)



Viêm da hoại thư





Tài liệu tham khảo:
1.    Wete site emedicine. Com
2.    Aslat dermatologie of University Erlangen.

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

570827
Hôm nay :Hôm nay :1
Hôm qua :Hôm qua :56
Trong tuần :Trong tuần :349
Trong tháng :Trong tháng :1169
Tổng truy cập :Tổng truy cập :570827
LỊCH