BỆNH DA
|
BỆNH GAI ĐEN VÀ TIỂU ĐƯỜNG
1.Dịch tể học:
Là triệu chứng da xạm đen xuất hiện nhanh trong tiểu đường, thường gặp, hầu hết trường hợp liên kết với béo phì và kháng insulin. Trong một số trường hợp do gia tăng sản xuất androgen đã được xác định. Bệnh gai đen do thuốc và tự phát hoặc có tính gia đình đã được báo cáo. Nhìn chung, bệnh gai đen có cơ hội phát triển ở cá thể mắc tiểu đường type 2.
Một nghiên cứu trên dân số tại Galveston, Texas, bệnh gai đen hiện diện trong 7% trẻ em tuổi đi học, tỷ lệ này gia tăng đến 66% ở các trẻ có cân nặng gấp 200% trọng lượng cơ thể cho phép. Trong nghiên cứu này, chuẩn độ đường huyết lúc đói song hành với sự hiện diện và độ nặng của thương tổn da. Tỷ suất bệnh gai đen thay đổi khác nhau theo nhóm dân tộc; trong nghiên cứu tại Galveston, với tỷ suất béo phì tương đương nhau, thì lưu hành ở nhóm da trắng (0,5%) và nhóm người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (5%) thấp hơn các trẻ người Mỹ gốc Phi (13%). Điều này cho thấy có khả năng di truyền hoặc gia tăng độ nhạy của da với tăng insulin máu theo từng nhóm dân số. Mặc dù trước đây nhiều tài liệu đã nhấn mạnh mối liên quan giữa bệnh gai đen với bệnh lý ác tính, nhưng liên quan chính xác thì hiếm; chỉ khi khởi phát đặc biệt nhanh, lâm sàng nhìn thấy rõ ràng, hoặc ở người lớn không có béo phì hoặc không có tiểu đường thì bệnh gai đen phải được lượng giá về bệnh lý ác tính. Theo kinh nghiệm của các tác giả (Andrea A. Kalus, Andy J. Chien, John E. Olerud), có > 12.000 bệnh nhân ung thư thì chỉ có 2 phát triển từ bệnh gai đen.
2. Căn nguyên và Sinh bệnh học:
Phụ nữ cường androgen và kháng insulin mắc bệnh gai đen, có giảm chức năng do đột biến trong thụ thể insulin hoặc các kháng thể của thụ thể kháng insulin. Điều này thể hiện rằng gia tăng kích thích yếu tố tăng trưởng trên da gây ra tăng sinh khác thường các tế bào sừng và nguyên bào sợi làm phát sinh biểu hiện lâm sàng ngoài da của bệnh gai đen.
Trong các tình trạng đề kháng insulin và tăng insulin máu, bệnh gai đen có thể gây ra do gia tăng insulin kết hợp với các thụ thể IGF-1 trên các tế bào sừng và nguyên bào sợi. Các thụ thể IGF-1 gia tăng trên nền các tế bào sừng và làm tăng sự tăng sinh. Các nghiên cứu nhận thấy nồng độ cao insulin kích thích nguyên bào sợi tăng sinh thông qua các thụ thể IGF-1 trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm(in vitro).
Các nhánh khác của gia đình thụ thể tyrosine kinase, bao gồm thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì và thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi, nhận thấy cũng gây bệnh gai đen.
Các hội chứng di truyền nặng [Crouzon và SADDAN (Severe Achondroplasia with Developmental Delay and Acanthosis nigricans)] với đột biến trên thụ thể tăng trưởng nguyên bào sợi β gây ra bệnh gai đen mà không có tăng insulin máu hoặc béo phì, chứng tỏ vai trò thụ thể yếu tố tăng trưởng này trong sinh bệnh học bệnh gai đen.
Trong nhiều nghiên cứu về bệnh gai đen liên quan với bệnh ác tính, có bằng chứng cho thấy sự chuyển dạng yếu tố tăng trưởng β phóng thích từ các tế bào bướu ác tính có thể kích thích tăng sinh tế bào sừng theo đường các thụ thể tăng trưởng thượng bì.
Ảnh hưởng trực tiếp của tăng insulin máu trên các tế bào sừng, insulin cũng làm gia tăng androgen ở phụ nữ. Insulin kích thích ở mức cao sẽ tăng sản xuất androgen của buồng trứng và phì đại buồng trứng với thay đổi dạng nang. Mặc dù có mối liên quan với sự gia tăng chuẩn độ androgen, nhưng bệnh gai đen ở phụ nữ với hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) không đáp ứng với liệu pháp kháng androgen, cho thấy mối liên quan quan trọng của tăng insulin máu hơn là tăng androgen trong bệnh gai đen.
Có nhiều thuốc đã được báo cáo là nguyên nhân gây bệnh gai đen, bao gồm glucocorticoids toàn thân, nicotinic acid, estrogens (như diethylstilbestrol).
3. Biểu hiện lâm sàng các tổn thương da:
Là các u nhú da màu nâu đến xám đen, dày, ở các vùng gấp ở da, phân bố thường đối xứng.
Vùng da giáp ranh bên ngoài tổn thương mượt như nhung, vùng da thương tổn xám hoặc đen.
Vị trí: Ở một số trường hợp, bề mặt niêm mạc miệng, thực quản, hầu, thanh quản, kết mạc, niêm mạc hậu môn-trực tràng cũng thấy có tổn thương. Tuy nhiên, mặt sau cổ là vùng thường gặp nhất và ảnh hưởng nặng nhất. Sự phát triển chồng lên của nhiều u nhú trên vùng tổn thương cũng đã được mô tả.
Trong trường hợp điển hình như tổn thương vùng lưng bàn tay phía trên các xương bàn tay và trên lòng bàn tay có thể thấy “lòng bàn tay bao tử bò” những trường hợp này thường liên quan với bệnh ác tính.
Trong đa số trường hợp, dấu hiệu chẩn đoán quan trọng bệnh gai đen thường liên quan với tăng insulin máu (yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2).
4. Điều trị:
Thường không hiệu quả. Điều trị tại chỗ bằng Calcipotriol, Salicylic acid, Urea và Retinoids tại chỗ hoặc toàn thân thường chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Khi đã xác định, việc điều trị bệnh lý căn nguyên bên dưới có thể cần thiết. Sự cải thiện hoặc lành bệnh xảy ra khi giảm cân gặp ở một số bệnh nhân béo phì. Các dược phẩm làm cải thiện sự nhạy cảm insulin, như Metformin.
Ở bệnh nhân bệnh gai đen có liên quan bệnh lý ác tính, bệnh thường cải thiện khi điều trị bệnh ác tính. Bệnh ác tính phối hợp thường là u có nguồn gốc trong ổ bụng, như dạ dày. Đã có những bệnh nhân cải thiện bệnh ở da với hóa trị liệu và giảm các đợt tái phát.
HÌNH ẢNH BỆNH GAI ĐEN
Thương tổ ở cổ |
Thương tổ ở nách |
Tin mới
- BỆNH MỤN CÓC - 08/11/2012 11:28
- BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BỆNH ZONA - 08/11/2012 11:10
- NGỨA HẬU MÔN- NGUYÊN NHÂN VÀ CHữA TRị - 03/11/2012 04:01
- 7 chứng bệnh do làm đẹp - 01/11/2012 02:24
- "VIAGRA" Tự NHIÊN Từ TRÁI CÂY CHO Cả HAI GIớI - 04/07/2012 05:39
- BỆNH PELLAGRA - 30/05/2012 10:50
- MộT Số BệNH Về DA TRONG MÙA NÓNG - 15/04/2012 03:48
- VIÊM DA DO DEMODEX - 18/02/2012 11:39
Các tin khác
- THỦY ĐẬU - 15/02/2012
- NHỮNG TỔN THƯƠNG DO LẠNH - 13/02/2012
- PHÒNG CÁC BỆNH DỊ ỨNG - 30/12/2011
- PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC - 30/12/2011
- BỆNH VẢY NẾN - 30/12/2011
- VẢY PHẤN HỒNG - 30/12/2011
- VIÊM QUẦNG( ERYSIPELAS) - 30/12/2011
- VIÊM DA MỦ SÙI - 30/12/2011
- XƠ CỨNG BÌ TOÀN THỂ - 30/12/2011
- NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ZONA THỂ HẠCH GỐI GÂY LIỆT ½ MẶT - 30/12/2011